Thursday, September 13, 2012

Stalin

Iosif Vissarionovich Stalin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Joseph Stalin
Иосиф Виссарионович Сталин
იოსებ ბესარიონის ძე სტალინი
{{{caption}}}
Joseph Stalin
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Nhiệm kỳ 6 tháng 5, 1941 – 5 tháng 3, 1953
Phó Chủ tịch thứ nhất Nikolai Voznesensky
Vyacheslav Molotov
Tiền nhiệm Vyacheslav Molotov
Kế nhiệm Georgy Malenkov
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
Nhiệm kỳ 3 tháng 4, 1922 – 16 tháng 10, 1952
Tiền nhiệm Vyacheslav Molotov
(Quyền bí thư)
Kế nhiệm Nikita Khrushchev
Chính ủy Quốc phòng Nhân dân Liên bang Xô viết
Nhiệm kỳ 19 tháng 7, 1941 – 25 tháng 2, 1946
Tiền nhiệm Semyon Timoshenko
Kế nhiệm Nikolai Bulganin

Đảng Đảng Cộng sản Liên Xô
Sinh 18 tháng 12, 1878
Gori, Tiflis Governorate, Đế quốc Nga
Mất 5 tháng 3, 1953 (74 tuổi)
Kuntsevo Dacha, Liên Xô
Quốc tịch Xô viết
Tôn giáo Không
Hôn nhân Ekaterina Svanidze
(1906-1907)
Nadezhda Alliluyeva
(1919-1932)
Con cái Yakov Dzhugashvili, Vasily Dzhugashvili, Svetlana Alliluyeva, Konstantin Kuzakov
Chữ kí Stalin Signature.svg
Lịch sử quân nhân
Chính phủ Liên Xô
Năm tham gia 1943-1953
Quân hàm Rank insignia of маршал Совéтского Союза.svgNguyên soái Liên Xô
(1943-1945)
Rank insignia of генералиссимус Советского Союза.svgĐại Nguyên soái Liên Xô
(1943-1953)
Chức vụ Tư lệnh tối cao
Trận chiến Thế chiến hai
(21.12.1879 – 2.3.1953) là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1922 đến năm mất 1953; từ 1941 là Chủ tịch Đại biểu Nhân dân Xô Viết và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Stalin còn là Tổng tư lệnh quân đội, hàm Đại nguyên soái Liên Xô. Ông là nhà lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời. Ông có công lãnh đạo Liên Xô giành thắng lợi trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức, cũng như đưa Liên Xô trở thành một siêu cường thế giới.[1] Tuy nhiên, ông cũng bị phê phán vì những chính sách sai lầm và tệ sùng bái cá nhân[2], và được xem là một nhà độc tài.[3]

Mục lục

Tiểu sử

Stalin khi còn trẻ, khoảng năm 1894, 16 tuổi
Stalin sinh ngày 18 tháng 12 năm 1878 theo lịch Gregory (tức ngày 6 tháng 12 năm 1878 theo lịch Julius) trong một gia đình công nhân đóng giày ở thành phố Gori của Gruzia (thuộc đế quốc Nga), với tên GruziaIoseb Besarionis dze Dzhugashvili (იოსებ ბესარიონის ძე ჯუღაშვილი, Ио́сиф Джугашви́ли).
Lên 10 tuổi Stalin mới bắt đầu học trường dòng nơi học sinh người Gruzia được dạy tiếng Nga. Năm 16 tuổi, ông được nhận học bổng vào một Chủng viện Chính thống giáo Gruzia.
Năm 1898, Iosef Jughashvili bị đuổi học sau khi lỡ mất kỳ thi cuối khóa. Hồ sơ của chủng viện cho thấy ông đã không thể đóng tiền học nhưng theo tài liệu chính thức của nhà nước Xô Viết thì ông bị đuổi vì tội đọc tài liệu cấm và vì tội thành lập một nhóm nghiên cứu Dân chủ Xã hội.
Sau khi rời khỏi chủng viện, ông đọc được những tác phẩm của Lenin và quyết định trở thành một người cách mạng Mác-xít. Ông gia nhập đảng Bolshevik năm 1903 và lấy tên là "Stalin" (Ста́лин), tức là "Ông mạnh như thép" trong tiếng Nga. Trong tiếng Nga, tên đầy đủ của ông là Ио́сиф Виссарио́нович Ста́лин, được chuyển tự là Iosif Vissarionovich Stalin. Tên ông cũng được viết là Xtalin trong tiếng Việt hoặc Xít Ta Lin, phiên âm Hán Việt là Tư Đại Lâm.
Năm 1901, Stalin được bầu vào thành ủy Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga ở Tiflis (tên cũ của Tbilisi) và trở thành lãnh đạo của đảng Bolshevik tại vùng Kavkaz. Trong thời gian này, Stalin tổ chức các hoạt động bán quân sự, tuyên truyền, kích động đình công, thậm chí tổ chức cướp ngân hàng, bắt cóc tống tiền để gây tiền cho Đảng. Vụ cướp nổi tiếng nhất là vào ngày 26 tháng 6 năm 1907 tại Tiflis làm 40 người thiệt mạng, số tiền cướp được lên đến 341 ngàn rúp (trị giá hơn 3 triệu đôla Mỹ theo tỉ giá hiện nay). [1]
Từ năm 1902 cho đến năm 1913 Stalin bị bắt tất cả 7 lần, nhiều lần bị đày sang Xibia, trong đó 5 lần vượt ngục. Trong Cách mạng Nga (1905), ông chiến đấu cho phe Bolshevik.[2]
Tháng 1 năm 1912, trong Hội nghị toàn Nga lần VI của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Stalin đã được cử vắng mặt vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Hai thắng lợi ở Nga, Sa hoàng Nikolai II thoái vị, chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng bị lật đổ. Theo lệnh của Chính phủ lâm thời, các tù nhân chính trị được phóng thích và Stalin trở về thủ đô Sankt-Peterburg.[1] Tháng 2 năm 1917, Stalin được bổ sung vào Chủ tịch đoàn Ban Chấp hành trung ương Đảng và vào Ban biên tập báo Sự thật.
Tháng 7 năm 1917, Stalin được bầu làm ủy viên Bộ chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng.
Trong những ngày Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Stalin là ủy viên của cơ quan quân sự cách mạng do Trung ương Đảng thành lập để lãnh đạo khởi nghĩa.
Sau Cách mạng Tháng Mười Stalin giữ chức ủy viên nhân dân Bộ Dân tộc (Bộ trưởng Bộ Dân tộc) trong Hội đồng ủy viên nhân dân (Chính phủ cách mạng) do Vladimir Ilyich Lenin đứng đầu.
Stalin là ủy viên Hội đồng quân sự cách mạng trong thời gian nội chiến và chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài.
Tù nhân lao động khổ sai trong các trại tập trung GULAG do Stalin lập nên
Từ năm 1920, giữa Stalin, Vorosilov, Tukhachevsky xảy ra bất hòa. Trong chiến tranh Nga-Ba Lan, Tukhachevsky là người có trách nhiệm chỉ huy lực lượng Hồng quân tiến công Warsaw, và Hồng quân đã thất bại tại cửa ngõ Warsaw. Sau sự kiện này, Stalin phê phán Tukhachevsky là một viên tướng không có tài. Tuy nhiên, theo Tukhachevsky, lỗi là của Stalin và Vorosilov: dù Tukhachevsky đã yêu cầu hai ông đem kỵ binh để giúp đỡ lực lượng Hồng quân, nhưng hai ông đã không làm theo, vì thế Hồng quân chuốc lấy chiến bại. Trong khi quan hệ giữa Stalin và Vorosilov ngày càng được thắt chặt, không có ai giải quyết bất hòa giữa họ với Tukhachevsky cả.[4]
Tháng 4 năm 1922, Stalin được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng và giữ chức vụ đó cho đến khi mất. Theo ghi nhận của Lev Davidovich Trotsky, Lenin đã viết bản Di chúc với mong muốn Stalin sẽ mất chức Tổng bí thư, và những người khác sẽ cắt đứt tất cả những quan hệ cá nhân cũng như quan hệ đồng chí với ông. Trotsky cũng viết: "không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi: Cuộc đấu tranh phát triển như thể nào nếu Lê-nin còn sống? Lê-nin sẽ không thể nào kiềm chế được kẻ thù là những tên công chức bảo thủ hám danh và chính sách của Stalin đang, điều đó được thể hiện trong hàng loạt bức thư, bài báo, và đề nghị của Lê-nin trước khi chết." [5] Tuy nhiên, sau khi lãnh tụ Lenin qua đời năm 1924, giới lãnh đạo Liên Xô tỏ ra băn khoăn không biết ai sẽ là lãnh đạo của Đảng, đồng thời là của toàn thể Liên bang Xô viết. Lúc đó, có vài người ra ứng cử chức lãnh đạo Liên Xô, bao gồm Stalin cùng với L.D. Trotsky, G. E. Zinoviev và L.B. Kamenhev. Các ứng cử viên khác không mấy tỏ ra lo sợ đối với Stalin. Thế nhưng, ít lâu sau khi Lenin mất (1927), Stalin cáo buộc Kamenhev và Zinoviev tội phản bội lại cuộc cách mạng của nhân dân Liên Xô mà đuổi cổ họ ra khỏi đảng. Còn một ứng cử viên nữa là Trotsky: nhân vật này bị trục xuất khỏi Liên Xô, ở nước ngoài cho tới khi trở thành nạn nhân của một vụ ám sát. Với những sự kiện trên, Stalin trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Liên Xô.[6]
Tên tuổi Stalin gắn liền với chủ nghĩa Stalin là các luận điểm chính trị, kinh tế, tư tưởng và phong cách điều hành nhà nước theo phong cách Stalin. Ông cũng hay tự ví von mình với các bạo chúa lớn trong lịch sử. Ông ngưỡng mộ Thành Cát Tư HãnAugustus - vị Hoàng đế La Mã đầu tiên đã che dấu bản chất chuyên chế của mình bằng việc từ chối ngôi vua cũng như Stalin chọn cho mình cái chức vị không chính thức nhất là Lãnh tụ. Ngoài ra, ông cũng nể phục các Sa hoàng Ivan Lôi đếPyotr Đại đế. Theo ông, một trong những sai lầm của Ivan Lôi đế là không diệt trừ năm gia đình quý tộc phong kiến, dẫn tới "thời kỳ lộn xộn" trong lịch sử Nga[7].

Cách mạng, Nội chiến và chiến tranh Nga-Ba Lan

Vai trò trong cuộc Cách mạng Nga năm 1917

Ngay khi trở về Saint Petersburg sau thời gian lưu đày, Stalin đã trục xuất Vyacheslav MolotovAlexander Shlyapnikov ra khỏi chức vụ tổng biên tập của tờ Pravda. Ông ta đảm nhận chức vụ để hậu thuẫn cho chính phủ lâm thời của Alexander Kerensky. Tuy nhiên, sau khi Lê-nin giành thắng lợi tại đại hội Đảng tháng 4 năm 1917, Stalin đã chuyển hướng sang ủng hộ phe Lê-nin. Và tại đại hội Đảng lần đó, Stalin đã được bầu vào Ủy ban Trung ương Bolshevik. Khi Kerensky hạ lệnh bắt giữ Lê-nin sau sự kiện Ngày tháng Bảy, Stalin đã giúp đỡ Lê-nin trốn thoát. Sau khi các đảng viên Bolshevik được trả tự do để bảo vệ Saint Petersburg vào tháng 10 năm 1917, Ủy ban Trung ương Đảng đã bỏ phiếu tán thành cuộc khởi nghĩa. Ngày 7 tháng 11, tại Học viện Smolny, Stalin, Lê-nin và toàn bộ đồng chí tại Ủy ban Trung ương đã nhất trí khởi nghĩa chống lại Kerensky tạo lập nên cái ngày nay được biết đến dưới tên Cách mạng tháng 10. Ngày 8 tháng 11, những người Bolshevik đã chiếm được Cung điện Mùa đông và bắt giữ toàn bộ nội các của Kerensky.

Vài trò trong cuộc Nội chiến Nga, giai đoạn 1917–1919

Nhóm những thành viên của Quộc hội khóa 8 Đảng Cộng sản Nga năm 1919. Ở giữa là Stalin, Vladimir Lenin, và Mikhail Kalinin.
Stalin được chỉ định làm Dân Ủy Tịch Vụ lúc Petrograd bị bao vây. Nội chiến Nga bùng nổ giữa những người Nga đỏ, ý chỉ người Bolshevik do Lê-nin lãnh đạo chống lại những người Nga trắng, một liên minh của những thế lực thù địch chống Bolshevik. Lê-nin thiết lập nên Ủy ban năm người bao gồm Stalin và Leon Trotsky. Tháng 5, 1918, Lê-nin phái Stalin đến Tsaritsyn, tại đây ông gặp được hai đồng chí mà sau này giúp đỡ ông đặt sự ảnh hưởng lên toàn quân đội Xô viết là Kliment VoroshilovSemyon Budyonny.

Vai trò trong Chiến tranh Ba Lan – Xô viết giai đoạn 1919–1921

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc nội chiến, những người Bolshevik tiến hành bước tiếp theo là đặt tầm ảnh hưởng lên những lãnh thổ cũ của Đế quốc Nga, trong khi Ba Lan lại muốn mở rộng lãnh thổ về phía đông đạt tới thời cực thịnh của đế chế Ba Lan vào năm 1722. Căng thẳng giữa 2 bên làm nổ ra Chiến tranh Nga-Ba Lan 1919-1921. Là tư lệnh của chiến khu miền Nam, Stalin được lệnh nắm giữ thành phố Lviv nhằm mục tiêu tổng lực của Lê-nin là chiếm được Warsaw ở phía Bắc.
Các lực lượng của Trotsky đã giáp đấu với tư lệnh quân Ba Lan là Władysław Sikorski tại trận Warsaw năm 1920, Stalin từ chối chi viện cho mặt trận phương Bắc. Điều đó dẫn đến sự thất bại của quân Xô viết cả tại LvivWarsaw, mọi tội lỗi bị đẩy lên đầu của Stalin. Ông bị buộc phải quay về Max-cơ-va tháng 8 năm 1920 để điều trần và bị tước mọi chức vụ trong quân đội. Tại Đại hội Đảng lần 9 vào 22 tháng 9, Trotsky lên tiếng chỉ trích công khai các biểu hiện của Stalin.

Lên nắm quyền

Stalin đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến tranh của Hồng quân tại Georgia, tiếp theo đó ông đã nhận phải sự chống đối chính trị quyết liệt bên trong nội bộ đảng từ những người Georgia và những người khác[8][9] Điều này đã tạo ra rạng nứt giữa Stalin và Lê-nin, vì Lê-nin có lý tưởng là mọi quốc gia bên trong Liên bang đều có quyền bình đẳng như nhau.
Tuy nhiên, Lê-nin vẫn xem Stalin như một liên minh trung thành, khi ông mất sự tin tưởng ở Trotsky và những đồng chí khác, ông đã quyết định trao cho Stalin nhiều quyền lực hơn. Cùng với sự trợ giúp của Lev Kamenev, Lenin đã chỉ định Stalin làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Xô viết vào năm 1922.[10] Vị trí này đã cho phép ông chỉ định nhiều người thân cận trong phe cánh của ông vào các vị trí trong chính phủ.
Lê-nin gặp cơn tai biến vào năm 1922, buộc ông gần như phải nghỉ dưỡng tại Gorki. Stalin viếng thăm ông thường xuyên, và trở thành người hỗ trợ Lê-nin với thế giới bên ngoài.[10] Cả hai tranh cãi và Lê-nin viết một chúc thư để lên án Stalin. Ông chỉ trích Stalin là một kẻ thô lỗ, tham vọng và xảo quyệt và yêu cầu Stalin nên rời khỏi chức vụ Tổng Bí thư.[10][10] Trong lúc Lê-nin đang dưỡng bệnh, Stalin đã cấu kết với Kamenev và Grigory Zinoviev chống lại Leon Trotsky. Nhóm người này đã ngăn cản chúc thư của Lê-nin không được công bố tại Đại hội Đảng khóa 12 vào tháng 4 năm 1923.[10]
Cuộc chiến tranh Bắc phạt tại Trung Quốc được xem là đỉnh điểm của bất đồng trong chính sách đối ngoại giữa Stalin và Trotsky. Stalin dựa trên chính sách thực tiễn, bỏ qua lý tưởng cộng sản. Ông đã ra lệnh cho Đảng Cộng sản Trung Quốc phải từ bỏ sự chống đối và hợp tác với Quốc Dân Đảng. Giống như Lê-nin, Stalin tin rằng Quốc Dân Đảng sẽ đánh bại phe bảo hoàng thân phương Tây và hoàn thành cuộc cách mạng nhân dân. Trong khi Trotsky lại muốn những người Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản chính thống và phản đối Quốc Dân Đảng.[11] Tuy nhiên, Tưởng nhanh chóng trở mặt và đạp bỏ những thỏa thuận trong đàm phán khi thảm sát những người Cộng sản tại Thương Hải năm 1927 trong cuộc chiến Bắc phạt.[12][13]
Stalin nhanh chóng thúc đẩy việc công nghiệp hóa và kinh tế hóa tập trung, trái với chính sách kinh tế của Lê-nin (NEP). Vào cuối năm 1927, sự suy giảm nghiêm trọng nguồn cung ngũ cốc đã buộc Stalin chuyển đổi nền nông nghiệp sang tập thể hóa và ra lệnh tịch thu lượng ngũ cốc tích trữ của các hộ phú nông kulak.[10][14] BukharinThủ tướng Alexey Rykov phản đối chính sách mới và yêu cầu Stalin phải trở về chính sách cũ, nhưng đa phần các ủy viên trung ương đều theo phe của Stalin, nên kế hoạch thay đổi bất thành, Bukharin bị loại khỏi Bộ chính trị vào tháng 11 năm 1929. Năm sau, Rykov bị cách chức, Vyacheslav Molotov vào thay thế theo sự đề nghị của Stalin.

Chiến tranh thế giới thứ hai

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông giữ chức tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô và chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Nhà nước; nguyên soái (1943), đại nguyên soái (1945). Có người cho rằng khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Stalin trở nên bất ngờ và không có tinh thần trong những ngày đầu của cuộc chiến. Tuy nhiên, không lâu sau đó ông đã lấy lại được tinh thần và kêu gọi nhân dân Liên Xô đánh đuổi Đức Quốc Xã ra khỏi bờ cõi nước nhà.
Dưới sự lãnh đạo của Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, quân và dân Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức (1941 - 1945), đánh bại đế quốc Nhật Bản[6] và giải phóng nhiều nước ở Trung ÂuĐông Âu thoát khỏi chủ nghĩa phát xít. Cuộc giải phóng này dẫn đến việc hệ thống xã hội chủ nghĩa được thành lập.[2]
Trong thời chiến, Stalin cùng Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt (từ tháng 4 năm 1945 là Harry Truman) thành lập Mặt trận Đồng minh chống phe Trục.

Thảm sát Katyn

Bài chi tiết: Thảm sát Katyn
Stalin đã ra lệnh thực hiện vụ thảm sát Katyn, bắn chết hàng ngàn sĩ quan Ba Lan bị bắt trong cuộc chiến thế giới lần thứ Hai khi Liên Xô cùng Đức Quốc Xã tấn công Ba Lan.[15] Hạ viện Duma Nga đã ra tuyên bố lên án Stalin và các viên chức gây ra "tội ác Katyn".[15] Có đến nửa thế kỷ Liên Xô đổ lỗi cho phát xít Đức là thủ phạm gây ra vụ thảm sát, nhưng đến 1990 mới bắt đầu công nhận sự thật đó.[15] Động cơ của Stalin khi ra mệnh lệnh này vẫn còn đang tranh cãi. Có ý kiến thì cho rằng ông muốn loại bỏ những thành phần chống đối Xô viết tại Ba Lan (quân đội Ba Lan từng tham chiến bên cạnh quân Bạch vệ để chống lại Hồng quân), ý kiến khác thì cho rằng ông muốn trả thù cho hàng chục vạn tù binh Nga đã chết trong tay người Ba Lan trong cuộc Chiến tranh Nga-Ba Lan 1919-1921, nơi ông từng là sĩ quan chỉ huy.

Thời hậu chiến

Bức tường Sắt và khối Đông Âu

Sau khi đánh bại Đức Quốc Xã, các lực lượng quân sự Xô Viết đã đóng quân tại Trung và Đông Âu, ở những quốc gia này, họ hỗ trợ cho các lực lượng thân Xô Viết thiết lập chính phủ. Các chính phủ phương Tây và Hoa Kỳ xem như hành động bành trướng xã hội chủ nghĩa tại châu Âu của Liên Xô, khi Churchill xem toàn bộ khu vực là một “Bức tường Sắt” và thành sân sau của Liên Xô.[16][17] Những quốc gia chủ nghĩa xã hội mới thành lập này ở Đông và Trung Âu thường được gọi là “Khối Đông Âu” hay “Khối Xô-viết”.
Khối Đông Âu cho đến năm 1989
Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời ngày 7 tháng 10 năm 1949, với hiến pháp mới đẩy chủ nghĩa xã hội lên vị trí độc tôn và giúp Đảng Liên minh Xã hội (“SED”) lên nắm quyền.
Tại Hội nghị Yalta, Stalin đã hứa là sẽ tổ chức bầu cử tự do tại Ba Lan,[18] sau khi thất bại trong cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý năm 1946,[19] gian lận bầu cử đã xảy ra bí mật có kiểm soát của Liên Xô để giúp phe thân cộng sản giành thắng lợi đa số.[20][21][22] Ngay tiếp sau đó, nền kinh tế Ba Lan bắt đầu kỷ nguyên quốc hữu hóa.[23]. Tại Hungary, khi Liên Xô thành lập chính phủ xã hội chủ nghĩa, Rákosi Mátyás được đưa lên nắm quyền, ông được xem như là “học trò xuất sắc nhất của chủ tịch Stalin”[24][25]. Rákosi áp dụng chiến thuật “sa-la-mi” bằng cách chia nhỏ các đối thủ chính trị ra như kiểu bánh sa-la-mi để tập trung quyền lực nhiều hơn cho chính phủ của ông.[26][27] Rákosi áp dụng đường lối chủ nghĩa Stalin trong các công việc chính trị và chương trình kinh tế, điều này đã biến ông thành 1 kẻ độc tài với biệt danh “sát thủ đầu hói”, chế độ của ông được xem là chế độ độc tài khắc nghiệt nhất châu Âu.[27][28] Xấp xỉ 350 nghìn quan chức và học giả Hungary bị thanh trừng từ giữa năm 1948 đến 1956.[27]
Trong suốt chiến tranh thế giới lần hai, Hồng Quân Xô viết đã vượt biên giới, gầy dựng và hỗ trợ cho những người cộng sản tại đây làm cuộc đảo chính tại Bulgaria năm 1944.[29] Nhờ vậy mà các chỉ huy quân sự của lực lượng Hồng Quân nắm quyền lực rất cao, các thế lực thân Liên Xô, đứng đầu là Kimon Georgiev nắm hoàn toàn tình hình chính trị trong nước.[29]
Năm 1949, Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Bulgari, Tiệp Khắc, Cộng hòa Nhân dân hungary, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan và Cộng hòa Nhân dân Romania thành lập nên Hội đồng Tương trợ Kinh tế theo mong muốn của Stalin để làm tăng ảnh hưởng của Liên Xô tại Trung Âu và làm giảm ảnh hưởng của chính sách Kế hoạch Marshal của Hoa Kỳ dành cho châu Âu,[30][31] Tiệp Khắc, Hungary và Ba Lan có tỏ thái độ muốn được nhận viện trợ từ chương trình Marshal mặc dù họ biết rằng họ phải đáp ứng các điều kiện như cho phép trao đổi tiền tệ và thực hiện kinh tế thị trường. Vào tháng 7 năm 1947, Stalin ra sắc lệnh buộc các chính phủ thân Xô viết phải rút khỏi Hội nghị Pa-ri bàn về chương trình Tái thiết châu Âu. Điều này đã cho thấy rõ sự thật về hậu thế chiến hai dẫn đến sự chia rẻ châu Âu thành hai phần riêng biệt.[31]
Tại Hi Lạp, Anh và Hoa Kỳ ủng hộ phe chống cộng trong Nội chiến Hi Lạp và Liên Xô đứng về phe những người cộng sản, mặc dù Stalin chối bỏ về việc tham gia vào tình hình tại Hi Lạp. Albania vẫn duy trì mối quan hệ với Max-cơ-va trong khi Cộng hòa Liên bang Nam Tư lại nằm ở tư thế chống Liên Xô trong suốt thời gian chia rẻ giữa hai bên cho đến khi nó kết thúc vào năm 1955.

Quan hệ Trung – Xô

Mao tại lễ sinh nhật lần thứ 70 của Stalin tại Moskva, tháng 12 năm 1949
Tại châu Á, trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Hồng Quân đã đánh tan quân Nhật và giành quyền kiểm soát Mãn Châu, rồi đến Triều Tiên cho đến vĩ tuyến 38. Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông vẫn giành được thắng lợi trước Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch vốn được hỗ trợ rất lớn từ Hoa Kỳ trong Chiến tranh Quốc – Cộng dù rằng họ rất ít được Liên Xô hỗ trợ. Điều này đã làm xấu đi tình hình quan hệ giữa hai bên kể từ khi Đảng Cộng sản giành được chính quyền tại Trung Hoa đại lục.
Sự bất đồng giữa Mao và Stalin đã thể hiện ngay từ lúc khởi đầu. Trong suốt Thế chiến II, Stalin đã giúp đỡ cho chính phủ Tưởng Giới Thạch để chống lại quân Nhật và nhắm mắt làm ngơ để Tưởng tàn sát những người Cộng sản Trung Quốc. Nhìn chung, Stalin muốn giúp Tưởng chống Nhật để giữ hòa khí giữa hai bên, ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc, Stalin đã ký hiệp ước bất tương xâm với Tưởng và yêu cầu Mao và những người Cộng sản Trung Quốc phải hợp tác với Tưởng. Tuy nhiên, Mao không tuân theo chỉ thị này và bắt đầu cuộc chiến với Tưởng. Stalin không hề tin rằng Mao có thể đánh bại Tưởng nên ông ta đưa ra rất ít sự giúp đỡ cho Mao. Liên Xô vẫn tiếp tục giữ quan hệ ngoại giao với Quốc Dân Đảng của Tưởng cho đến khi Mao giành chiến thắng hoàn toàn. Stalin ủng hộ những người Thổ Hồi giáo ở Tây Trung Quốc để thành lập quốc gia riêng (Cộng hòa Đông Thổ) trong suốt nổi loạn, li khai chống Trung Hoa Dân Quốc. Ông ủng hộ lãnh đạo Cộng sản Hồi giáo Ehmetjan Qasim để chống lại các lực lượng chống cộng của Quốc Dân Đảng.
Khi Đảng Cộng sản của Mao giành được quyền kiểm soát tại đại lục và ép chính phủ Quốc Dân phải bỏ chạy ra đảo Đài Loan, Stalin đã nhận ra vị thế mới của Mao. Liên Xô nhanh chóng công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Mao. Đỉnh điểm của mốt quan hệ Trung – Xô thể hiện vào năm 1950 bằng Hiệp ước Đồng chí và Đồng minh. Cả hai nước cùng nhau hỗ trợ quân sự cho quốc gia đồng minh ở bắc Triều Tiên để chống lại chính phủ phía Nam do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Sau vài vụ xung đột ở biên giới hai miền, cuối cùng Chiến tranh Triều Tiên đã nổ ra vào năm 1950.

Bắc Triều Tiên

Trái với chính sách trang bị hạn chế của Hoa Kỳ dành cho Nam Triều Tiên, Stalin đã hỗ trợ tối đa cho quân đội Bắc Triều Tiên của Kim Nhật Thành về cả lục quân và không quân, trong đó bao gồm các loại xe tăng T-34/85 và các cố vấn để hỗ trợ Kim tái thống nhất phần còn lại của bán đảo Triều Tiên.
Quân đội Bắc Triều Tiên mở màn cuộc chiến vào ngày Chủ nhật, 25 tháng 6 năm 1950, vượt biên giới vĩ tuyến 38, nã pháo tấn công để chinh phạt Nam Triều Tiên[32] Trong suốt cuộc chiến Triều Tiên, các phi công Xô viết sử dụng máy bay của họ cất cánh từ căn cứ tại Trung Quốc để chống lại máy bay của Liên Hiệp Quốc.
Hội nghị Yalta 1945: Churchill, Roosevelt và Stalin
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, dưới sự lãnh đạo của Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, kinh tế, xã hội đất nước được khôi phục. Cũng trong thời gian này, bom nguyên tử và bom khinh khí được chế tạo thành công ở Liên Xô. Liên Xô trở thành một cường quốc theo chủ nghĩa Cộng sản,[2] đủ sức đối đầu với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh.
Ngày 1 tháng 3 năm 1953, sau khi ăn tối với Bộ trưởng bộ nội vụ Lavrenty Pavlovich Beria và ba thủ tướng tương lai Georgi Maximilianovich Malenkov, Nikolai Alexandrovich BulganinNikita Sergeyevich KhrushchevMoskva, Stalin ngã quỵ xuống ở trong phòng, ông chắc đã bị tai biến mạch máu não làm liệt bên phải của ông. Tuy các cận vệ lấy làm lạ ông không thức dậy như thường lệ vào hôm sau, nhưng họ đang có lệnh không được quấy rầy ông, cho nên cái chết của ông không được khám phá ra cho đến tối hôm đó. Bốn ngày sau, Stalin qua đời ngày 5 tháng 3 năm 1953, hưởng thọ 74, và chôn ngày 9 tháng 3. Lý do chính thức của cái chết là chảy máu não (Có thông tin rằng Stalin bị đầu độc[cần dẫn nguồn]). Thi hài ông được giữ trong Lăng Lenin đến ngày 31 tháng 10 năm 1961. Theo quá trình phi Stalin hóa, thi hài của ông bị mang ra khỏi lăng và chôn bên cạnh tường điện Kremlin.

Nhận định

Cống hiến

Iosif Vissarionovich Stalin được xem là một trong những nhà chính trị mâu thuẫn nhất vào thế kỷ XX.[6] Ông được xem là người có những cống hiến to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Liên Bang Xô Viết. Trong cuộc thăm dò ý kiến của 40 triệu người Nga vào năm 2008, ông đã được bình chọn là nhân vật vĩ đại thứ 3 trong lịch sử Nga, sau Đại công tước Aleksandr Yaroslavich Nevsky và Thủ tướng Pyotr Arkadyevich Stolypin. Thậm chí kết quả này còn bị Đảng Cộng sản Liên bang Nga cáo buộc là gian lận, rằng chính phủ Nga đã tìm cách ngăn cản để Stalin hoặc Lenin giành vị trí thứ nhất[33]
Trong một cuộc thăm dò khác năm 2006, trên 35% người Nga được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu cho Stalin nếu ông vẫn còn sống[34] Chỉ có ít hơn 1/3 người Nga cho rằng Stalin là một lãnh đạo tàn nhẫn[35] 54% thanh niên Nga cho rằng Stalin có nhiều công lao hơn là tội lỗi, một nửa cho rằng ông là một nhà lãnh đạo tài giỏi, 46% không cho rằng ông là người nhẫn tâm[36]
Trong thời gian lãnh đạo của Stalin, Liên Xô chuyển từ một nước lạc hậu thành một siêu cường thế giới với tiềm lực công nghiệp và quân sự khổng lồ. Trong thi phú, ông được ca ngợi như "Stalin sâu thăm thẳm hơn đại dương, cao vòi vọi hơn Himalaya, sáng rực rỡ hơn mặt trời". Chính ông là người đã xóa bỏ chế độ tem phiếu lương thực vào năm 1935, nên được nhiều người biết ơn.[6] Những sự kiện như khởi công xây tuyến đường xe điện ngầm tại thành phố Moskva, hay ban bố Hiến pháp của Liên bang Xô viết đều diễn ra dưới chế độ Stalin.[6]
Được coi là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, thời gian ông cầm quyền gắn liền với giai đoạn 1930 – 1940, một giai đoạn lớn mạnh trong lịch sử Liên Xô. Trong thời gian đó, nền văn hoá, âm nhạc, văn học,… của Liên Xô giành được nhiều thành tựu lớn lao. Không những thế, ông còn là nhân vật đóng vai trò không nhỏ trong cuộc kháng chiến của Liên Xô chống phát xít.[37] Piter Ustinov, một chuyên gia lịch sử đã nhận xét: “Có lẽ không thể có một ai khác ngoài Stalin có thể làm được những việc như thế trong Chiến tranh: quyết liệt, mềm dẻo, nhất quán, như yêu cầu đánh thắng trong những kích cỡ phi thường như thế…”.
Bản thân Thủ tướng Winston Churchill của Anh - một người trên thực tế có ác cảm lớn với Liên Xô - cũng phải thừa nhận:[38]
Một hạnh phúc lớn lao đối với nước Nga là trong những năm thử thách khổng lồ, đất nước này được thiên tài, tướng quân sắt đá Stalin lãnh đạo. Ông ấy là nhân vật kiệt xuất nhất, bao trùm lên cái thời nhiều biến động mà cuộc đời ông ấy đã trôi qua.
Stalin là con người nhiệt huyết phi thường và ý chí không gì bẻ gẫy nổi, cứng rắn, khốc liệt trong trò chuyện, người mà ngay cả tôi, kẻ được giáo dục tại nghị viện Anh, cũng không có gì cưỡng lại được. Stalin trước hết có một óc hài hước phong phú, khả năng thâu nhận những ý tưởng một cách chuẩn xác. Sức mạnh này trở nên vĩ đại ở Stalin đến nỗi ông ấy là người độc nhất vô nhị giữa những nhà lãnh đạo quốc gia mọi thời và mọi nơi.
Stalin đã gây cho chúng tôi một ấn tượng kỳ vĩ. Ông ấy có trí anh minh sâu sắc, tư duy hợp lý, không bao giờ biết hoảng loạn. Ông ấy là một nghệ nhân bất khả chiến bại trong những khoảnh khắc khó khăn kiếm tìm lối thoát từ những tình huống tuyệt vọng nhất. Ông ấy là một nhân vật rất phức tạp.
Ông ấy xây dựng và thuần hoá một đế chế mênh mông. Đó là người biết tiêu diệt kẻ thù của mình bằng chính kẻ thù của mình... Lịch sử, dân tộc không bao giờ quên lãng những người như thế
—Winston Churchill
Cố tổng thống Pháp, tướng Charles de Gaulle, một trong những lãnh đạo của Chiến tranh thế giới thứ hai, đánh giá cao những phẩm chất cá nhân của Stalin. Trong cuốn hồi ký chiến tranh của mình, tướng De Gaulle viết: “Stalin có một uy tín to lớn, và không chỉ riêng ở nước Nga. Ông biết “thuần hoá” kẻ thù, không hoảng hốt khi núng thế và không say sưa với thắng lợi. Mà Ông lại là người có nhiều chiến thắng hơn thất bại…”.
Nguyên soái Xô-viết G.K.Zhukov, vị tướng lừng danh của Chiến tranh thế giới thứ hai, thì hồi tưởng: “Ông đọc rất nhiều và biết nhiều thứ trong các lĩnh vực khác nhau. Sức làm việc đáng kinh ngạc của Ông, khả năng nhanh chóng nắm bắt thông tin cho phép Ông trong một ngày xem xét và thấu hiểu một khối lượng tư liệu lớn đến mức chỉ những vĩ nhân mới có thể làm được như thế. Ông làm việc nhiều, khoảng 12 đến 15 giờ trong một ngày. Tôi đã nghiên cứu Stalin như một nhà hoạt động quân sự rất kỹ càng vì tôi đã đi cùng Ông trong suốt cuộc chiến tranh. Stalin nắm chắc các vấn đề tổ chức chiến dịch mặt trận và các chiến dịch phối hợp giữa các nhóm mặt trận, và Ông chỉ huy các chiến dịch này rất bài bản, vì biết rõ các vấn đề chiến lược lớn. Trong chỉ đạo chiến tranh nói chung, Stalin được giúp đỡ bởi trí tuệ thiên phú của Ông và một linh tính rất phong phú. Ông biết tìm ra mắt xích chủ đạo trong tình huống chiến lược và nắm lấy nó, phân tích kẻ thù, tiến hành chiến dịch tấn công lớn này hay chiến dịch tấn công lớn khác. Không có gì hoài nghi nữa, Ông là một Tổng tư lệnh tối cao xứng đáng”.[39]
Cho đến thời nay, di sản của Stalin vẫn chưa phai. Ông được Gennady Zyuganov - Chủ tịch Đảng Cộng sản Nga - so sánh với “Những nhân vật vĩ đại nhất của thời kỳ Phục hưng”.[1] Ngày 8/12/2004, trong bài viết dài kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Stalin, Zuganov phát biểu: "Những năm gần đây trong bối cảnh đất nước suy tàn, hỗn loạn và khủng hoảng liên tiếp, sự quan tâm của mọi người trong việc suy xét đánh giá lại Stalin ngày càng tăng. Đó là sự thật ai cũng rõ."[40]
Theo phát ngôn viên hội đồng thành phố Oryol Olga Patenkova, các nhà lập pháp nơi đây đã thông qua một bản kiến nghị vào ngày 31 tháng 3, nội dung yêu cầu lập lại các hình ảnh của Iosif Vissarionovich Stalin.
Theo tờ Izvestia số ra ngày 14 tháng 4 năm 2005:[41]
Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng… thúc đẩy chúng tôi ủng hộ những lời kêu gọi khôi phục lẽ công bằng của lịch sử, tôn trọng vai trò lịch sử của tổng tư lệnh Stalin
—Olga Patenkova
Zinoviev, một chính trị gia gần như cả đời chỉ phê phán Stalin và Liên Xô, nhưng gần đây khi suy ngẫm lại ông đã nói rằng: Liên Xô có được những thành tựu vĩ đại là nhờ có được sự lãnh đạo của Stalin và Đảng CS Liên Xô. Cần phải đánh giá lại những hoạt động trấn áp của Stalin những năm 30, việc xây dựng chế độ mới thường đi kèm với cuộc đấu tranh với các thế lực chống phá. Sự trấn áp của Stalin, dù rằng trong đó có rất nhiều hành vi quá mức, trên thực tế cũng đã tiêu diệt những kẻ biến chất và tiềm tàng nguy hiểm cho đất nước.[40]

Sai lầm

Đảng Cộng sản
Liên Xô

КПСС.svg
Lịch sử Đảng
Tổ chức Đảng
Đại hội
Ủy ban Trung ương
Bộ Chính trị
Ban Bí thư
Ban tổ chức
Ủy ban Kiểm soát
Ủy ban Kiểm tra TW Đảng
Lãnh tụ
V. I. LeninI. V. Stalin
G. M. MalenkovN. K. Khrushchyov
L. I. BrezhnevYu. V. Andropov
K. U. ChernenkoM. S. Gorbachyov
Báo Sự thật
Đoàn Thanh niên Cộng sản
Cổng tri thức: Chủ nghĩa cộng sản
Hộp này: xem  thảo luận  sửa
Bên cạnh đó, ông bị lên án vì những chính sách sai lầm và tệ sùng bái cá nhân.[2][41] Có tài liệu còn gọi ông là "Nga hoàng Đỏ"[42]. Một bộ phận người Nga đã tố cáo những sai lầm cá nhân của Stalin, và xem đó là nguyên nhân khiến tổn thất của nhân dân Xô viết hết sức lớn lao trong những năm chiến tranh. Một số nhà báoai? còn đi tới chỗ đặt dấu bằng giữa Stalin và Hitler.
Để đạt được những mục tiêu của mình, Stalin sử dụng các phương pháp điều hành cứng rắn, bao gồm cả khủng bố nhà nước trong thời kỳ đại thanh trừng, theo ước tính từ tháng 08/1937 đến tháng 10/1938, chỉ riêng trong nhà tù tại Ủy ban an ninh quốc gia, chế độ Stalin đã bắn bỏ 20.760 người, trong đó có khoảng 1.000 người lãnh đạo tôn giáo. Giáo chủ giáo phận St. Petersburg Serafin là cũng bị giết vào thời gian này.[cần dẫn nguồn]
Các nhà sử học được các báo chí quốc tế trích dẫn lời cho rằng dưới thời cầm quyền của Stalin, nhiều triệu người đã bị Stalin và bộ máy thanh trừng của ông cưỡng bức di cư, thẩm vấn hoặc giam giữ trong các trại tập trung và các nhà tù dưới chế độ Xô-Viết trước đây[cần dẫn nguồn]. Trong thời cải cách “Perestroika” của Michail Gorbachev, đã giải mật đa số trong 1,7 triệu hồ sơ “những tên phản cách mạng” trong giai đoạn 1937-1938. Trong đó hơn 700 ngàn người bị giết.
Những người bị thảm sát đã được Tổng thống Nga Putin cho rằng:[43] "Những người bị thảm sát, khủng bố là những con người ưu tú nhất, có trí tuệ cao nhất và là những người can đảm nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó."
Tổng thống Nga Dmitry Anatolyevich Medvedev viết trên blog của mình sáng 30 tháng 10, 2009, nhân dịp nước Nga kỷ niệm "Ngày Tưởng nhớ Ðàn áp Chính trị," phóng viên nhật báo Ba Lan, Gzeta Wyborcza, tại Moskva đưa tin. "Tôi tin rằng, tưởng nhớ về bi kịch của dân tộc cũng thiêng liêng như tưởng nhớ về chiến thắng. Không có lý do gì để biện giải cho sự đàn áp chính trị." Medvedev viết rằng:
Chúng ta chỉ cần nghĩ - hàng triệu người đã chết vì khủng bố cùng những cáo buộc dối trá. Cho đến ngày hôm nay, có thể thấy, những tổn thất to lớn trên được biện minh bằng những mục đích cao hơn của nhà nước. Tôi tin rằng, không có sự phát triển, sự thành công, và tham vọng nào của đất nước, có thể đạt được bằng cái giá của bi kịch và mất mát. Không gì có thể được đặt trên giá trị cuộc sống con người. Và không bất cứ sự biện minh nào cho sự đàn áp chính trị (là có thể chấp nhận được).[44]
Quy mô của khủng bố, theo như Medvedev nhắc nhở, là "không thể tưởng tượng nổi." "Nó đã đánh vào tất cả các dân tộc của đất nước, hủy diệt mọi tầng lớp xã hội, hàng triệu người bị thiệt mạng." Ðề cập đến ủy ban chống lại sự bóp méo lịch sử, được thành lập gần đó, và trực thuộc Văn phòng Tổng thống, Medvedev giải thích rằng, sự dối trá về quá khứ không chỉ là "sự cố gắng sửa lại kết cục chiến tranh." Dối trá lịch sử, còn là sự cố gắng tìm cách "biện minh cho những kẻ đã giết hại đồng bào mình, những gì đang được người ta thực hiện nhân danh công lý lịch sử."[45]
Vào ngày Nga kỷ niệm hàng triệu người bị sát hại dưới chế độ độc tài của Stalin (1920 - 1953), blog này được đưa lên.[46] Bên cạnh đó, một sử gia nghiên cứu về những tội ác của lãnh tụ Stalin từng bị bắt giữ.[46]
Nhân Kỷ niệm 65 năm chiến thắng chống phát xít, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói "Stalin đã phạm nhiều tội ác chống lại nhân dân" và "không thể tha thứ". Ông còn cho rằng thắng lợi phần lớn là nhờ sự hy sinh to lớn của nhân dân, dù vai trò lãnh đạo của Stalin cũng rất quan trọng.[47] Cũng trong bài trả lời phỏng vấn báo Izvestia ngày 7 tháng 5, ông Dmitry Medvedev nói rằng dù từng cá nhân có quyền đánh giá khác nhau về Stalin, và nhiều người ngưỡng mộ ông ta, thì quan điểm của nhà nước Nga hiện nay cho rằng chủ nghĩa Stalin "không thể quay lại trên nước Nga".[47]
Olga Ulianova - cháu gái của cựu lãnh đạo Lenin - không cho rằng bác của bà là người chịu trách nhiệm với những chính sách sai lầm của chế độ Cộng sản Liên Xô. Bà nói:[48]
Sai lầm lớn nhất là người ta bóp méo và ngụy tạo học thuyết của Lenin. Người đầu tiên làm như vậy là Stalin.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Joseph Stalin
Иосиф Виссарионович Сталин
იოსებ ბესარიონის ძე სტალინი
{{{caption}}}
Joseph Stalin
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Nhiệm kỳ 6 tháng 5, 1941 – 5 tháng 3, 1953
Phó Chủ tịch thứ nhất Nikolai Voznesensky
Vyacheslav Molotov
Tiền nhiệm Vyacheslav Molotov
Kế nhiệm Georgy Malenkov
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
Nhiệm kỳ 3 tháng 4, 1922 – 16 tháng 10, 1952
Tiền nhiệm Vyacheslav Molotov
(Quyền bí thư)
Kế nhiệm Nikita Khrushchev
Chính ủy Quốc phòng Nhân dân Liên bang Xô viết
Nhiệm kỳ 19 tháng 7, 1941 – 25 tháng 2, 1946
Tiền nhiệm Semyon Timoshenko
Kế nhiệm Nikolai Bulganin

Đảng Đảng Cộng sản Liên Xô
Sinh 18 tháng 12, 1878
Gori, Tiflis Governorate, Đế quốc Nga
Mất 5 tháng 3, 1953 (74 tuổi)
Kuntsevo Dacha, Liên Xô
Quốc tịch Xô viết
Tôn giáo Không
Hôn nhân Ekaterina Svanidze
(1906-1907)
Nadezhda Alliluyeva
(1919-1932)
Con cái Yakov Dzhugashvili, Vasily Dzhugashvili, Svetlana Alliluyeva, Konstantin Kuzakov
Chữ kí Stalin Signature.svg
Lịch sử quân nhân
Chính phủ Liên Xô
Năm tham gia 1943-1953
Quân hàm Rank insignia of маршал Совéтского Союза.svgNguyên soái Liên Xô
(1943-1945)
Rank insignia of генералиссимус Советского Союза.svgĐại Nguyên soái Liên Xô
(1943-1953)
Chức vụ Tư lệnh tối cao
Trận chiến Thế chiến hai
(21.12.1879 – 2.3.1953) là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1922 đến năm mất 1953; từ 1941 là Chủ tịch Đại biểu Nhân dân Xô Viết và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Stalin còn là Tổng tư lệnh quân đội, hàm Đại nguyên soái Liên Xô. Ông là nhà lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời. Ông có công lãnh đạo Liên Xô giành thắng lợi trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức, cũng như đưa Liên Xô trở thành một siêu cường thế giới.[1] Tuy nhiên, ông cũng bị phê phán vì những chính sách sai lầm và tệ sùng bái cá nhân[2], và được xem là một nhà độc tài.[3]

Mục lục

Tiểu sử

Stalin khi còn trẻ, khoảng năm 1894, 16 tuổi
Stalin sinh ngày 18 tháng 12 năm 1878 theo lịch Gregory (tức ngày 6 tháng 12 năm 1878 theo lịch Julius) trong một gia đình công nhân đóng giày ở thành phố Gori của Gruzia (thuộc đế quốc Nga), với tên GruziaIoseb Besarionis dze Dzhugashvili (იოსებ ბესარიონის ძე ჯუღაშვილი, Ио́сиф Джугашви́ли).
Lên 10 tuổi Stalin mới bắt đầu học trường dòng nơi học sinh người Gruzia được dạy tiếng Nga. Năm 16 tuổi, ông được nhận học bổng vào một Chủng viện Chính thống giáo Gruzia.
Năm 1898, Iosef Jughashvili bị đuổi học sau khi lỡ mất kỳ thi cuối khóa. Hồ sơ của chủng viện cho thấy ông đã không thể đóng tiền học nhưng theo tài liệu chính thức của nhà nước Xô Viết thì ông bị đuổi vì tội đọc tài liệu cấm và vì tội thành lập một nhóm nghiên cứu Dân chủ Xã hội.
Sau khi rời khỏi chủng viện, ông đọc được những tác phẩm của Lenin và quyết định trở thành một người cách mạng Mác-xít. Ông gia nhập đảng Bolshevik năm 1903 và lấy tên là "Stalin" (Ста́лин), tức là "Ông mạnh như thép" trong tiếng Nga. Trong tiếng Nga, tên đầy đủ của ông là Ио́сиф Виссарио́нович Ста́лин, được chuyển tự là Iosif Vissarionovich Stalin. Tên ông cũng được viết là Xtalin trong tiếng Việt hoặc Xít Ta Lin, phiên âm Hán Việt là Tư Đại Lâm.
Năm 1901, Stalin được bầu vào thành ủy Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga ở Tiflis (tên cũ của Tbilisi) và trở thành lãnh đạo của đảng Bolshevik tại vùng Kavkaz. Trong thời gian này, Stalin tổ chức các hoạt động bán quân sự, tuyên truyền, kích động đình công, thậm chí tổ chức cướp ngân hàng, bắt cóc tống tiền để gây tiền cho Đảng. Vụ cướp nổi tiếng nhất là vào ngày 26 tháng 6 năm 1907 tại Tiflis làm 40 người thiệt mạng, số tiền cướp được lên đến 341 ngàn rúp (trị giá hơn 3 triệu đôla Mỹ theo tỉ giá hiện nay). [1]
Từ năm 1902 cho đến năm 1913 Stalin bị bắt tất cả 7 lần, nhiều lần bị đày sang Xibia, trong đó 5 lần vượt ngục. Trong Cách mạng Nga (1905), ông chiến đấu cho phe Bolshevik.[2]
Tháng 1 năm 1912, trong Hội nghị toàn Nga lần VI của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Stalin đã được cử vắng mặt vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Hai thắng lợi ở Nga, Sa hoàng Nikolai II thoái vị, chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng bị lật đổ. Theo lệnh của Chính phủ lâm thời, các tù nhân chính trị được phóng thích và Stalin trở về thủ đô Sankt-Peterburg.[1] Tháng 2 năm 1917, Stalin được bổ sung vào Chủ tịch đoàn Ban Chấp hành trung ương Đảng và vào Ban biên tập báo Sự thật.
Tháng 7 năm 1917, Stalin được bầu làm ủy viên Bộ chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng.
Trong những ngày Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Stalin là ủy viên của cơ quan quân sự cách mạng do Trung ương Đảng thành lập để lãnh đạo khởi nghĩa.
Sau Cách mạng Tháng Mười Stalin giữ chức ủy viên nhân dân Bộ Dân tộc (Bộ trưởng Bộ Dân tộc) trong Hội đồng ủy viên nhân dân (Chính phủ cách mạng) do Vladimir Ilyich Lenin đứng đầu.
Stalin là ủy viên Hội đồng quân sự cách mạng trong thời gian nội chiến và chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài.
Tù nhân lao động khổ sai trong các trại tập trung GULAG do Stalin lập nên
Từ năm 1920, giữa Stalin, Vorosilov, Tukhachevsky xảy ra bất hòa. Trong chiến tranh Nga-Ba Lan, Tukhachevsky là người có trách nhiệm chỉ huy lực lượng Hồng quân tiến công Warsaw, và Hồng quân đã thất bại tại cửa ngõ Warsaw. Sau sự kiện này, Stalin phê phán Tukhachevsky là một viên tướng không có tài. Tuy nhiên, theo Tukhachevsky, lỗi là của Stalin và Vorosilov: dù Tukhachevsky đã yêu cầu hai ông đem kỵ binh để giúp đỡ lực lượng Hồng quân, nhưng hai ông đã không làm theo, vì thế Hồng quân chuốc lấy chiến bại. Trong khi quan hệ giữa Stalin và Vorosilov ngày càng được thắt chặt, không có ai giải quyết bất hòa giữa họ với Tukhachevsky cả.[4]
Tháng 4 năm 1922, Stalin được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng và giữ chức vụ đó cho đến khi mất. Theo ghi nhận của Lev Davidovich Trotsky, Lenin đã viết bản Di chúc với mong muốn Stalin sẽ mất chức Tổng bí thư, và những người khác sẽ cắt đứt tất cả những quan hệ cá nhân cũng như quan hệ đồng chí với ông. Trotsky cũng viết: "không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi: Cuộc đấu tranh phát triển như thể nào nếu Lê-nin còn sống? Lê-nin sẽ không thể nào kiềm chế được kẻ thù là những tên công chức bảo thủ hám danh và chính sách của Stalin đang, điều đó được thể hiện trong hàng loạt bức thư, bài báo, và đề nghị của Lê-nin trước khi chết." [5] Tuy nhiên, sau khi lãnh tụ Lenin qua đời năm 1924, giới lãnh đạo Liên Xô tỏ ra băn khoăn không biết ai sẽ là lãnh đạo của Đảng, đồng thời là của toàn thể Liên bang Xô viết. Lúc đó, có vài người ra ứng cử chức lãnh đạo Liên Xô, bao gồm Stalin cùng với L.D. Trotsky, G. E. Zinoviev và L.B. Kamenhev. Các ứng cử viên khác không mấy tỏ ra lo sợ đối với Stalin. Thế nhưng, ít lâu sau khi Lenin mất (1927), Stalin cáo buộc Kamenhev và Zinoviev tội phản bội lại cuộc cách mạng của nhân dân Liên Xô mà đuổi cổ họ ra khỏi đảng. Còn một ứng cử viên nữa là Trotsky: nhân vật này bị trục xuất khỏi Liên Xô, ở nước ngoài cho tới khi trở thành nạn nhân của một vụ ám sát. Với những sự kiện trên, Stalin trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Liên Xô.[6]
Tên tuổi Stalin gắn liền với chủ nghĩa Stalin là các luận điểm chính trị, kinh tế, tư tưởng và phong cách điều hành nhà nước theo phong cách Stalin. Ông cũng hay tự ví von mình với các bạo chúa lớn trong lịch sử. Ông ngưỡng mộ Thành Cát Tư HãnAugustus - vị Hoàng đế La Mã đầu tiên đã che dấu bản chất chuyên chế của mình bằng việc từ chối ngôi vua cũng như Stalin chọn cho mình cái chức vị không chính thức nhất là Lãnh tụ. Ngoài ra, ông cũng nể phục các Sa hoàng Ivan Lôi đếPyotr Đại đế. Theo ông, một trong những sai lầm của Ivan Lôi đế là không diệt trừ năm gia đình quý tộc phong kiến, dẫn tới "thời kỳ lộn xộn" trong lịch sử Nga[7].

Cách mạng, Nội chiến và chiến tranh Nga-Ba Lan

Vai trò trong cuộc Cách mạng Nga năm 1917

Ngay khi trở về Saint Petersburg sau thời gian lưu đày, Stalin đã trục xuất Vyacheslav MolotovAlexander Shlyapnikov ra khỏi chức vụ tổng biên tập của tờ Pravda. Ông ta đảm nhận chức vụ để hậu thuẫn cho chính phủ lâm thời của Alexander Kerensky. Tuy nhiên, sau khi Lê-nin giành thắng lợi tại đại hội Đảng tháng 4 năm 1917, Stalin đã chuyển hướng sang ủng hộ phe Lê-nin. Và tại đại hội Đảng lần đó, Stalin đã được bầu vào Ủy ban Trung ương Bolshevik. Khi Kerensky hạ lệnh bắt giữ Lê-nin sau sự kiện Ngày tháng Bảy, Stalin đã giúp đỡ Lê-nin trốn thoát. Sau khi các đảng viên Bolshevik được trả tự do để bảo vệ Saint Petersburg vào tháng 10 năm 1917, Ủy ban Trung ương Đảng đã bỏ phiếu tán thành cuộc khởi nghĩa. Ngày 7 tháng 11, tại Học viện Smolny, Stalin, Lê-nin và toàn bộ đồng chí tại Ủy ban Trung ương đã nhất trí khởi nghĩa chống lại Kerensky tạo lập nên cái ngày nay được biết đến dưới tên Cách mạng tháng 10. Ngày 8 tháng 11, những người Bolshevik đã chiếm được Cung điện Mùa đông và bắt giữ toàn bộ nội các của Kerensky.

Vài trò trong cuộc Nội chiến Nga, giai đoạn 1917–1919

Nhóm những thành viên của Quộc hội khóa 8 Đảng Cộng sản Nga năm 1919. Ở giữa là Stalin, Vladimir Lenin, và Mikhail Kalinin.
Stalin được chỉ định làm Dân Ủy Tịch Vụ lúc Petrograd bị bao vây. Nội chiến Nga bùng nổ giữa những người Nga đỏ, ý chỉ người Bolshevik do Lê-nin lãnh đạo chống lại những người Nga trắng, một liên minh của những thế lực thù địch chống Bolshevik. Lê-nin thiết lập nên Ủy ban năm người bao gồm Stalin và Leon Trotsky. Tháng 5, 1918, Lê-nin phái Stalin đến Tsaritsyn, tại đây ông gặp được hai đồng chí mà sau này giúp đỡ ông đặt sự ảnh hưởng lên toàn quân đội Xô viết là Kliment VoroshilovSemyon Budyonny.

Vai trò trong Chiến tranh Ba Lan – Xô viết giai đoạn 1919–1921

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc nội chiến, những người Bolshevik tiến hành bước tiếp theo là đặt tầm ảnh hưởng lên những lãnh thổ cũ của Đế quốc Nga, trong khi Ba Lan lại muốn mở rộng lãnh thổ về phía đông đạt tới thời cực thịnh của đế chế Ba Lan vào năm 1722. Căng thẳng giữa 2 bên làm nổ ra Chiến tranh Nga-Ba Lan 1919-1921. Là tư lệnh của chiến khu miền Nam, Stalin được lệnh nắm giữ thành phố Lviv nhằm mục tiêu tổng lực của Lê-nin là chiếm được Warsaw ở phía Bắc.
Các lực lượng của Trotsky đã giáp đấu với tư lệnh quân Ba Lan là Władysław Sikorski tại trận Warsaw năm 1920, Stalin từ chối chi viện cho mặt trận phương Bắc. Điều đó dẫn đến sự thất bại của quân Xô viết cả tại LvivWarsaw, mọi tội lỗi bị đẩy lên đầu của Stalin. Ông bị buộc phải quay về Max-cơ-va tháng 8 năm 1920 để điều trần và bị tước mọi chức vụ trong quân đội. Tại Đại hội Đảng lần 9 vào 22 tháng 9, Trotsky lên tiếng chỉ trích công khai các biểu hiện của Stalin.

Lên nắm quyền

Stalin đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến tranh của Hồng quân tại Georgia, tiếp theo đó ông đã nhận phải sự chống đối chính trị quyết liệt bên trong nội bộ đảng từ những người Georgia và những người khác[8][9] Điều này đã tạo ra rạng nứt giữa Stalin và Lê-nin, vì Lê-nin có lý tưởng là mọi quốc gia bên trong Liên bang đều có quyền bình đẳng như nhau.
Tuy nhiên, Lê-nin vẫn xem Stalin như một liên minh trung thành, khi ông mất sự tin tưởng ở Trotsky và những đồng chí khác, ông đã quyết định trao cho Stalin nhiều quyền lực hơn. Cùng với sự trợ giúp của Lev Kamenev, Lenin đã chỉ định Stalin làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Xô viết vào năm 1922.[10] Vị trí này đã cho phép ông chỉ định nhiều người thân cận trong phe cánh của ông vào các vị trí trong chính phủ.
Lê-nin gặp cơn tai biến vào năm 1922, buộc ông gần như phải nghỉ dưỡng tại Gorki. Stalin viếng thăm ông thường xuyên, và trở thành người hỗ trợ Lê-nin với thế giới bên ngoài.[10] Cả hai tranh cãi và Lê-nin viết một chúc thư để lên án Stalin. Ông chỉ trích Stalin là một kẻ thô lỗ, tham vọng và xảo quyệt và yêu cầu Stalin nên rời khỏi chức vụ Tổng Bí thư.[10][10] Trong lúc Lê-nin đang dưỡng bệnh, Stalin đã cấu kết với Kamenev và Grigory Zinoviev chống lại Leon Trotsky. Nhóm người này đã ngăn cản chúc thư của Lê-nin không được công bố tại Đại hội Đảng khóa 12 vào tháng 4 năm 1923.[10]
Cuộc chiến tranh Bắc phạt tại Trung Quốc được xem là đỉnh điểm của bất đồng trong chính sách đối ngoại giữa Stalin và Trotsky. Stalin dựa trên chính sách thực tiễn, bỏ qua lý tưởng cộng sản. Ông đã ra lệnh cho Đảng Cộng sản Trung Quốc phải từ bỏ sự chống đối và hợp tác với Quốc Dân Đảng. Giống như Lê-nin, Stalin tin rằng Quốc Dân Đảng sẽ đánh bại phe bảo hoàng thân phương Tây và hoàn thành cuộc cách mạng nhân dân. Trong khi Trotsky lại muốn những người Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản chính thống và phản đối Quốc Dân Đảng.[11] Tuy nhiên, Tưởng nhanh chóng trở mặt và đạp bỏ những thỏa thuận trong đàm phán khi thảm sát những người Cộng sản tại Thương Hải năm 1927 trong cuộc chiến Bắc phạt.[12][13]
Stalin nhanh chóng thúc đẩy việc công nghiệp hóa và kinh tế hóa tập trung, trái với chính sách kinh tế của Lê-nin (NEP). Vào cuối năm 1927, sự suy giảm nghiêm trọng nguồn cung ngũ cốc đã buộc Stalin chuyển đổi nền nông nghiệp sang tập thể hóa và ra lệnh tịch thu lượng ngũ cốc tích trữ của các hộ phú nông kulak.[10][14] BukharinThủ tướng Alexey Rykov phản đối chính sách mới và yêu cầu Stalin phải trở về chính sách cũ, nhưng đa phần các ủy viên trung ương đều theo phe của Stalin, nên kế hoạch thay đổi bất thành, Bukharin bị loại khỏi Bộ chính trị vào tháng 11 năm 1929. Năm sau, Rykov bị cách chức, Vyacheslav Molotov vào thay thế theo sự đề nghị của Stalin.

Chiến tranh thế giới thứ hai

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông giữ chức tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô và chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Nhà nước; nguyên soái (1943), đại nguyên soái (1945). Có người cho rằng khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Stalin trở nên bất ngờ và không có tinh thần trong những ngày đầu của cuộc chiến. Tuy nhiên, không lâu sau đó ông đã lấy lại được tinh thần và kêu gọi nhân dân Liên Xô đánh đuổi Đức Quốc Xã ra khỏi bờ cõi nước nhà.
Dưới sự lãnh đạo của Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, quân và dân Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức (1941 - 1945), đánh bại đế quốc Nhật Bản[6] và giải phóng nhiều nước ở Trung ÂuĐông Âu thoát khỏi chủ nghĩa phát xít. Cuộc giải phóng này dẫn đến việc hệ thống xã hội chủ nghĩa được thành lập.[2]
Trong thời chiến, Stalin cùng Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt (từ tháng 4 năm 1945 là Harry Truman) thành lập Mặt trận Đồng minh chống phe Trục.

Thảm sát Katyn

Bài chi tiết: Thảm sát Katyn
Stalin đã ra lệnh thực hiện vụ thảm sát Katyn, bắn chết hàng ngàn sĩ quan Ba Lan bị bắt trong cuộc chiến thế giới lần thứ Hai khi Liên Xô cùng Đức Quốc Xã tấn công Ba Lan.[15] Hạ viện Duma Nga đã ra tuyên bố lên án Stalin và các viên chức gây ra "tội ác Katyn".[15] Có đến nửa thế kỷ Liên Xô đổ lỗi cho phát xít Đức là thủ phạm gây ra vụ thảm sát, nhưng đến 1990 mới bắt đầu công nhận sự thật đó.[15] Động cơ của Stalin khi ra mệnh lệnh này vẫn còn đang tranh cãi. Có ý kiến thì cho rằng ông muốn loại bỏ những thành phần chống đối Xô viết tại Ba Lan (quân đội Ba Lan từng tham chiến bên cạnh quân Bạch vệ để chống lại Hồng quân), ý kiến khác thì cho rằng ông muốn trả thù cho hàng chục vạn tù binh Nga đã chết trong tay người Ba Lan trong cuộc Chiến tranh Nga-Ba Lan 1919-1921, nơi ông từng là sĩ quan chỉ huy.

Thời hậu chiến

Bức tường Sắt và khối Đông Âu

Sau khi đánh bại Đức Quốc Xã, các lực lượng quân sự Xô Viết đã đóng quân tại Trung và Đông Âu, ở những quốc gia này, họ hỗ trợ cho các lực lượng thân Xô Viết thiết lập chính phủ. Các chính phủ phương Tây và Hoa Kỳ xem như hành động bành trướng xã hội chủ nghĩa tại châu Âu của Liên Xô, khi Churchill xem toàn bộ khu vực là một “Bức tường Sắt” và thành sân sau của Liên Xô.[16][17] Những quốc gia chủ nghĩa xã hội mới thành lập này ở Đông và Trung Âu thường được gọi là “Khối Đông Âu” hay “Khối Xô-viết”.
Khối Đông Âu cho đến năm 1989
Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời ngày 7 tháng 10 năm 1949, với hiến pháp mới đẩy chủ nghĩa xã hội lên vị trí độc tôn và giúp Đảng Liên minh Xã hội (“SED”) lên nắm quyền.
Tại Hội nghị Yalta, Stalin đã hứa là sẽ tổ chức bầu cử tự do tại Ba Lan,[18] sau khi thất bại trong cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý năm 1946,[19] gian lận bầu cử đã xảy ra bí mật có kiểm soát của Liên Xô để giúp phe thân cộng sản giành thắng lợi đa số.[20][21][22] Ngay tiếp sau đó, nền kinh tế Ba Lan bắt đầu kỷ nguyên quốc hữu hóa.[23]. Tại Hungary, khi Liên Xô thành lập chính phủ xã hội chủ nghĩa, Rákosi Mátyás được đưa lên nắm quyền, ông được xem như là “học trò xuất sắc nhất của chủ tịch Stalin”[24][25]. Rákosi áp dụng chiến thuật “sa-la-mi” bằng cách chia nhỏ các đối thủ chính trị ra như kiểu bánh sa-la-mi để tập trung quyền lực nhiều hơn cho chính phủ của ông.[26][27] Rákosi áp dụng đường lối chủ nghĩa Stalin trong các công việc chính trị và chương trình kinh tế, điều này đã biến ông thành 1 kẻ độc tài với biệt danh “sát thủ đầu hói”, chế độ của ông được xem là chế độ độc tài khắc nghiệt nhất châu Âu.[27][28] Xấp xỉ 350 nghìn quan chức và học giả Hungary bị thanh trừng từ giữa năm 1948 đến 1956.[27]
Trong suốt chiến tranh thế giới lần hai, Hồng Quân Xô viết đã vượt biên giới, gầy dựng và hỗ trợ cho những người cộng sản tại đây làm cuộc đảo chính tại Bulgaria năm 1944.[29] Nhờ vậy mà các chỉ huy quân sự của lực lượng Hồng Quân nắm quyền lực rất cao, các thế lực thân Liên Xô, đứng đầu là Kimon Georgiev nắm hoàn toàn tình hình chính trị trong nước.[29]
Năm 1949, Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Bulgari, Tiệp Khắc, Cộng hòa Nhân dân hungary, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan và Cộng hòa Nhân dân Romania thành lập nên Hội đồng Tương trợ Kinh tế theo mong muốn của Stalin để làm tăng ảnh hưởng của Liên Xô tại Trung Âu và làm giảm ảnh hưởng của chính sách Kế hoạch Marshal của Hoa Kỳ dành cho châu Âu,[30][31] Tiệp Khắc, Hungary và Ba Lan có tỏ thái độ muốn được nhận viện trợ từ chương trình Marshal mặc dù họ biết rằng họ phải đáp ứng các điều kiện như cho phép trao đổi tiền tệ và thực hiện kinh tế thị trường. Vào tháng 7 năm 1947, Stalin ra sắc lệnh buộc các chính phủ thân Xô viết phải rút khỏi Hội nghị Pa-ri bàn về chương trình Tái thiết châu Âu. Điều này đã cho thấy rõ sự thật về hậu thế chiến hai dẫn đến sự chia rẻ châu Âu thành hai phần riêng biệt.[31]
Tại Hi Lạp, Anh và Hoa Kỳ ủng hộ phe chống cộng trong Nội chiến Hi Lạp và Liên Xô đứng về phe những người cộng sản, mặc dù Stalin chối bỏ về việc tham gia vào tình hình tại Hi Lạp. Albania vẫn duy trì mối quan hệ với Max-cơ-va trong khi Cộng hòa Liên bang Nam Tư lại nằm ở tư thế chống Liên Xô trong suốt thời gian chia rẻ giữa hai bên cho đến khi nó kết thúc vào năm 1955.

Quan hệ Trung – Xô

Mao tại lễ sinh nhật lần thứ 70 của Stalin tại Moskva, tháng 12 năm 1949
Tại châu Á, trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Hồng Quân đã đánh tan quân Nhật và giành quyền kiểm soát Mãn Châu, rồi đến Triều Tiên cho đến vĩ tuyến 38. Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông vẫn giành được thắng lợi trước Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch vốn được hỗ trợ rất lớn từ Hoa Kỳ trong Chiến tranh Quốc – Cộng dù rằng họ rất ít được Liên Xô hỗ trợ. Điều này đã làm xấu đi tình hình quan hệ giữa hai bên kể từ khi Đảng Cộng sản giành được chính quyền tại Trung Hoa đại lục.
Sự bất đồng giữa Mao và Stalin đã thể hiện ngay từ lúc khởi đầu. Trong suốt Thế chiến II, Stalin đã giúp đỡ cho chính phủ Tưởng Giới Thạch để chống lại quân Nhật và nhắm mắt làm ngơ để Tưởng tàn sát những người Cộng sản Trung Quốc. Nhìn chung, Stalin muốn giúp Tưởng chống Nhật để giữ hòa khí giữa hai bên, ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc, Stalin đã ký hiệp ước bất tương xâm với Tưởng và yêu cầu Mao và những người Cộng sản Trung Quốc phải hợp tác với Tưởng. Tuy nhiên, Mao không tuân theo chỉ thị này và bắt đầu cuộc chiến với Tưởng. Stalin không hề tin rằng Mao có thể đánh bại Tưởng nên ông ta đưa ra rất ít sự giúp đỡ cho Mao. Liên Xô vẫn tiếp tục giữ quan hệ ngoại giao với Quốc Dân Đảng của Tưởng cho đến khi Mao giành chiến thắng hoàn toàn. Stalin ủng hộ những người Thổ Hồi giáo ở Tây Trung Quốc để thành lập quốc gia riêng (Cộng hòa Đông Thổ) trong suốt nổi loạn, li khai chống Trung Hoa Dân Quốc. Ông ủng hộ lãnh đạo Cộng sản Hồi giáo Ehmetjan Qasim để chống lại các lực lượng chống cộng của Quốc Dân Đảng.
Khi Đảng Cộng sản của Mao giành được quyền kiểm soát tại đại lục và ép chính phủ Quốc Dân phải bỏ chạy ra đảo Đài Loan, Stalin đã nhận ra vị thế mới của Mao. Liên Xô nhanh chóng công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Mao. Đỉnh điểm của mốt quan hệ Trung – Xô thể hiện vào năm 1950 bằng Hiệp ước Đồng chí và Đồng minh. Cả hai nước cùng nhau hỗ trợ quân sự cho quốc gia đồng minh ở bắc Triều Tiên để chống lại chính phủ phía Nam do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Sau vài vụ xung đột ở biên giới hai miền, cuối cùng Chiến tranh Triều Tiên đã nổ ra vào năm 1950.

Bắc Triều Tiên

Trái với chính sách trang bị hạn chế của Hoa Kỳ dành cho Nam Triều Tiên, Stalin đã hỗ trợ tối đa cho quân đội Bắc Triều Tiên của Kim Nhật Thành về cả lục quân và không quân, trong đó bao gồm các loại xe tăng T-34/85 và các cố vấn để hỗ trợ Kim tái thống nhất phần còn lại của bán đảo Triều Tiên.
Quân đội Bắc Triều Tiên mở màn cuộc chiến vào ngày Chủ nhật, 25 tháng 6 năm 1950, vượt biên giới vĩ tuyến 38, nã pháo tấn công để chinh phạt Nam Triều Tiên[32] Trong suốt cuộc chiến Triều Tiên, các phi công Xô viết sử dụng máy bay của họ cất cánh từ căn cứ tại Trung Quốc để chống lại máy bay của Liên Hiệp Quốc.
Hội nghị Yalta 1945: Churchill, Roosevelt và Stalin
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, dưới sự lãnh đạo của Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, kinh tế, xã hội đất nước được khôi phục. Cũng trong thời gian này, bom nguyên tử và bom khinh khí được chế tạo thành công ở Liên Xô. Liên Xô trở thành một cường quốc theo chủ nghĩa Cộng sản,[2] đủ sức đối đầu với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh.
Ngày 1 tháng 3 năm 1953, sau khi ăn tối với Bộ trưởng bộ nội vụ Lavrenty Pavlovich Beria và ba thủ tướng tương lai Georgi Maximilianovich Malenkov, Nikolai Alexandrovich BulganinNikita Sergeyevich KhrushchevMoskva, Stalin ngã quỵ xuống ở trong phòng, ông chắc đã bị tai biến mạch máu não làm liệt bên phải của ông. Tuy các cận vệ lấy làm lạ ông không thức dậy như thường lệ vào hôm sau, nhưng họ đang có lệnh không được quấy rầy ông, cho nên cái chết của ông không được khám phá ra cho đến tối hôm đó. Bốn ngày sau, Stalin qua đời ngày 5 tháng 3 năm 1953, hưởng thọ 74, và chôn ngày 9 tháng 3. Lý do chính thức của cái chết là chảy máu não (Có thông tin rằng Stalin bị đầu độc[cần dẫn nguồn]). Thi hài ông được giữ trong Lăng Lenin đến ngày 31 tháng 10 năm 1961. Theo quá trình phi Stalin hóa, thi hài của ông bị mang ra khỏi lăng và chôn bên cạnh tường điện Kremlin.

Nhận định

Cống hiến

Iosif Vissarionovich Stalin được xem là một trong những nhà chính trị mâu thuẫn nhất vào thế kỷ XX.[6] Ông được xem là người có những cống hiến to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Liên Bang Xô Viết. Trong cuộc thăm dò ý kiến của 40 triệu người Nga vào năm 2008, ông đã được bình chọn là nhân vật vĩ đại thứ 3 trong lịch sử Nga, sau Đại công tước Aleksandr Yaroslavich Nevsky và Thủ tướng Pyotr Arkadyevich Stolypin. Thậm chí kết quả này còn bị Đảng Cộng sản Liên bang Nga cáo buộc là gian lận, rằng chính phủ Nga đã tìm cách ngăn cản để Stalin hoặc Lenin giành vị trí thứ nhất[33]
Trong một cuộc thăm dò khác năm 2006, trên 35% người Nga được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu cho Stalin nếu ông vẫn còn sống[34] Chỉ có ít hơn 1/3 người Nga cho rằng Stalin là một lãnh đạo tàn nhẫn[35] 54% thanh niên Nga cho rằng Stalin có nhiều công lao hơn là tội lỗi, một nửa cho rằng ông là một nhà lãnh đạo tài giỏi, 46% không cho rằng ông là người nhẫn tâm[36]
Trong thời gian lãnh đạo của Stalin, Liên Xô chuyển từ một nước lạc hậu thành một siêu cường thế giới với tiềm lực công nghiệp và quân sự khổng lồ. Trong thi phú, ông được ca ngợi như "Stalin sâu thăm thẳm hơn đại dương, cao vòi vọi hơn Himalaya, sáng rực rỡ hơn mặt trời". Chính ông là người đã xóa bỏ chế độ tem phiếu lương thực vào năm 1935, nên được nhiều người biết ơn.[6] Những sự kiện như khởi công xây tuyến đường xe điện ngầm tại thành phố Moskva, hay ban bố Hiến pháp của Liên bang Xô viết đều diễn ra dưới chế độ Stalin.[6]
Được coi là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, thời gian ông cầm quyền gắn liền với giai đoạn 1930 – 1940, một giai đoạn lớn mạnh trong lịch sử Liên Xô. Trong thời gian đó, nền văn hoá, âm nhạc, văn học,… của Liên Xô giành được nhiều thành tựu lớn lao. Không những thế, ông còn là nhân vật đóng vai trò không nhỏ trong cuộc kháng chiến của Liên Xô chống phát xít.[37] Piter Ustinov, một chuyên gia lịch sử đã nhận xét: “Có lẽ không thể có một ai khác ngoài Stalin có thể làm được những việc như thế trong Chiến tranh: quyết liệt, mềm dẻo, nhất quán, như yêu cầu đánh thắng trong những kích cỡ phi thường như thế…”.
Bản thân Thủ tướng Winston Churchill của Anh - một người trên thực tế có ác cảm lớn với Liên Xô - cũng phải thừa nhận:[38]
Một hạnh phúc lớn lao đối với nước Nga là trong những năm thử thách khổng lồ, đất nước này được thiên tài, tướng quân sắt đá Stalin lãnh đạo. Ông ấy là nhân vật kiệt xuất nhất, bao trùm lên cái thời nhiều biến động mà cuộc đời ông ấy đã trôi qua.
Stalin là con người nhiệt huyết phi thường và ý chí không gì bẻ gẫy nổi, cứng rắn, khốc liệt trong trò chuyện, người mà ngay cả tôi, kẻ được giáo dục tại nghị viện Anh, cũng không có gì cưỡng lại được. Stalin trước hết có một óc hài hước phong phú, khả năng thâu nhận những ý tưởng một cách chuẩn xác. Sức mạnh này trở nên vĩ đại ở Stalin đến nỗi ông ấy là người độc nhất vô nhị giữa những nhà lãnh đạo quốc gia mọi thời và mọi nơi.
Stalin đã gây cho chúng tôi một ấn tượng kỳ vĩ. Ông ấy có trí anh minh sâu sắc, tư duy hợp lý, không bao giờ biết hoảng loạn. Ông ấy là một nghệ nhân bất khả chiến bại trong những khoảnh khắc khó khăn kiếm tìm lối thoát từ những tình huống tuyệt vọng nhất. Ông ấy là một nhân vật rất phức tạp.
Ông ấy xây dựng và thuần hoá một đế chế mênh mông. Đó là người biết tiêu diệt kẻ thù của mình bằng chính kẻ thù của mình... Lịch sử, dân tộc không bao giờ quên lãng những người như thế
—Winston Churchill
Cố tổng thống Pháp, tướng Charles de Gaulle, một trong những lãnh đạo của Chiến tranh thế giới thứ hai, đánh giá cao những phẩm chất cá nhân của Stalin. Trong cuốn hồi ký chiến tranh của mình, tướng De Gaulle viết: “Stalin có một uy tín to lớn, và không chỉ riêng ở nước Nga. Ông biết “thuần hoá” kẻ thù, không hoảng hốt khi núng thế và không say sưa với thắng lợi. Mà Ông lại là người có nhiều chiến thắng hơn thất bại…”.
Nguyên soái Xô-viết G.K.Zhukov, vị tướng lừng danh của Chiến tranh thế giới thứ hai, thì hồi tưởng: “Ông đọc rất nhiều và biết nhiều thứ trong các lĩnh vực khác nhau. Sức làm việc đáng kinh ngạc của Ông, khả năng nhanh chóng nắm bắt thông tin cho phép Ông trong một ngày xem xét và thấu hiểu một khối lượng tư liệu lớn đến mức chỉ những vĩ nhân mới có thể làm được như thế. Ông làm việc nhiều, khoảng 12 đến 15 giờ trong một ngày. Tôi đã nghiên cứu Stalin như một nhà hoạt động quân sự rất kỹ càng vì tôi đã đi cùng Ông trong suốt cuộc chiến tranh. Stalin nắm chắc các vấn đề tổ chức chiến dịch mặt trận và các chiến dịch phối hợp giữa các nhóm mặt trận, và Ông chỉ huy các chiến dịch này rất bài bản, vì biết rõ các vấn đề chiến lược lớn. Trong chỉ đạo chiến tranh nói chung, Stalin được giúp đỡ bởi trí tuệ thiên phú của Ông và một linh tính rất phong phú. Ông biết tìm ra mắt xích chủ đạo trong tình huống chiến lược và nắm lấy nó, phân tích kẻ thù, tiến hành chiến dịch tấn công lớn này hay chiến dịch tấn công lớn khác. Không có gì hoài nghi nữa, Ông là một Tổng tư lệnh tối cao xứng đáng”.[39]
Cho đến thời nay, di sản của Stalin vẫn chưa phai. Ông được Gennady Zyuganov - Chủ tịch Đảng Cộng sản Nga - so sánh với “Những nhân vật vĩ đại nhất của thời kỳ Phục hưng”.[1] Ngày 8/12/2004, trong bài viết dài kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Stalin, Zuganov phát biểu: "Những năm gần đây trong bối cảnh đất nước suy tàn, hỗn loạn và khủng hoảng liên tiếp, sự quan tâm của mọi người trong việc suy xét đánh giá lại Stalin ngày càng tăng. Đó là sự thật ai cũng rõ."[40]
Theo phát ngôn viên hội đồng thành phố Oryol Olga Patenkova, các nhà lập pháp nơi đây đã thông qua một bản kiến nghị vào ngày 31 tháng 3, nội dung yêu cầu lập lại các hình ảnh của Iosif Vissarionovich Stalin.
Theo tờ Izvestia số ra ngày 14 tháng 4 năm 2005:[41]
Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng… thúc đẩy chúng tôi ủng hộ những lời kêu gọi khôi phục lẽ công bằng của lịch sử, tôn trọng vai trò lịch sử của tổng tư lệnh Stalin
—Olga Patenkova
Zinoviev, một chính trị gia gần như cả đời chỉ phê phán Stalin và Liên Xô, nhưng gần đây khi suy ngẫm lại ông đã nói rằng: Liên Xô có được những thành tựu vĩ đại là nhờ có được sự lãnh đạo của Stalin và Đảng CS Liên Xô. Cần phải đánh giá lại những hoạt động trấn áp của Stalin những năm 30, việc xây dựng chế độ mới thường đi kèm với cuộc đấu tranh với các thế lực chống phá. Sự trấn áp của Stalin, dù rằng trong đó có rất nhiều hành vi quá mức, trên thực tế cũng đã tiêu diệt những kẻ biến chất và tiềm tàng nguy hiểm cho đất nước.[40]

Sai lầm

Đảng Cộng sản
Liên Xô

КПСС.svg
Lịch sử Đảng
Tổ chức Đảng
Đại hội
Ủy ban Trung ương
Bộ Chính trị
Ban Bí thư
Ban tổ chức
Ủy ban Kiểm soát
Ủy ban Kiểm tra TW Đảng
Lãnh tụ
V. I. LeninI. V. Stalin
G. M. MalenkovN. K. Khrushchyov
L. I. BrezhnevYu. V. Andropov
K. U. ChernenkoM. S. Gorbachyov
Báo Sự thật
Đoàn Thanh niên Cộng sản
Cổng tri thức: Chủ nghĩa cộng sản
Hộp này: xem  thảo luận  sửa
Bên cạnh đó, ông bị lên án vì những chính sách sai lầm và tệ sùng bái cá nhân.[2][41] Có tài liệu còn gọi ông là "Nga hoàng Đỏ"[42]. Một bộ phận người Nga đã tố cáo những sai lầm cá nhân của Stalin, và xem đó là nguyên nhân khiến tổn thất của nhân dân Xô viết hết sức lớn lao trong những năm chiến tranh. Một số nhà báoai? còn đi tới chỗ đặt dấu bằng giữa Stalin và Hitler.
Để đạt được những mục tiêu của mình, Stalin sử dụng các phương pháp điều hành cứng rắn, bao gồm cả khủng bố nhà nước trong thời kỳ đại thanh trừng, theo ước tính từ tháng 08/1937 đến tháng 10/1938, chỉ riêng trong nhà tù tại Ủy ban an ninh quốc gia, chế độ Stalin đã bắn bỏ 20.760 người, trong đó có khoảng 1.000 người lãnh đạo tôn giáo. Giáo chủ giáo phận St. Petersburg Serafin là cũng bị giết vào thời gian này.[cần dẫn nguồn]
Các nhà sử học được các báo chí quốc tế trích dẫn lời cho rằng dưới thời cầm quyền của Stalin, nhiều triệu người đã bị Stalin và bộ máy thanh trừng của ông cưỡng bức di cư, thẩm vấn hoặc giam giữ trong các trại tập trung và các nhà tù dưới chế độ Xô-Viết trước đây[cần dẫn nguồn]. Trong thời cải cách “Perestroika” của Michail Gorbachev, đã giải mật đa số trong 1,7 triệu hồ sơ “những tên phản cách mạng” trong giai đoạn 1937-1938. Trong đó hơn 700 ngàn người bị giết.
Những người bị thảm sát đã được Tổng thống Nga Putin cho rằng:[43] "Những người bị thảm sát, khủng bố là những con người ưu tú nhất, có trí tuệ cao nhất và là những người can đảm nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó."
Tổng thống Nga Dmitry Anatolyevich Medvedev viết trên blog của mình sáng 30 tháng 10, 2009, nhân dịp nước Nga kỷ niệm "Ngày Tưởng nhớ Ðàn áp Chính trị," phóng viên nhật báo Ba Lan, Gzeta Wyborcza, tại Moskva đưa tin. "Tôi tin rằng, tưởng nhớ về bi kịch của dân tộc cũng thiêng liêng như tưởng nhớ về chiến thắng. Không có lý do gì để biện giải cho sự đàn áp chính trị." Medvedev viết rằng:
Chúng ta chỉ cần nghĩ - hàng triệu người đã chết vì khủng bố cùng những cáo buộc dối trá. Cho đến ngày hôm nay, có thể thấy, những tổn thất to lớn trên được biện minh bằng những mục đích cao hơn của nhà nước. Tôi tin rằng, không có sự phát triển, sự thành công, và tham vọng nào của đất nước, có thể đạt được bằng cái giá của bi kịch và mất mát. Không gì có thể được đặt trên giá trị cuộc sống con người. Và không bất cứ sự biện minh nào cho sự đàn áp chính trị (là có thể chấp nhận được).[44]
Quy mô của khủng bố, theo như Medvedev nhắc nhở, là "không thể tưởng tượng nổi." "Nó đã đánh vào tất cả các dân tộc của đất nước, hủy diệt mọi tầng lớp xã hội, hàng triệu người bị thiệt mạng." Ðề cập đến ủy ban chống lại sự bóp méo lịch sử, được thành lập gần đó, và trực thuộc Văn phòng Tổng thống, Medvedev giải thích rằng, sự dối trá về quá khứ không chỉ là "sự cố gắng sửa lại kết cục chiến tranh." Dối trá lịch sử, còn là sự cố gắng tìm cách "biện minh cho những kẻ đã giết hại đồng bào mình, những gì đang được người ta thực hiện nhân danh công lý lịch sử."[45]
Vào ngày Nga kỷ niệm hàng triệu người bị sát hại dưới chế độ độc tài của Stalin (1920 - 1953), blog này được đưa lên.[46] Bên cạnh đó, một sử gia nghiên cứu về những tội ác của lãnh tụ Stalin từng bị bắt giữ.[46]
Nhân Kỷ niệm 65 năm chiến thắng chống phát xít, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói "Stalin đã phạm nhiều tội ác chống lại nhân dân" và "không thể tha thứ". Ông còn cho rằng thắng lợi phần lớn là nhờ sự hy sinh to lớn của nhân dân, dù vai trò lãnh đạo của Stalin cũng rất quan trọng.[47] Cũng trong bài trả lời phỏng vấn báo Izvestia ngày 7 tháng 5, ông Dmitry Medvedev nói rằng dù từng cá nhân có quyền đánh giá khác nhau về Stalin, và nhiều người ngưỡng mộ ông ta, thì quan điểm của nhà nước Nga hiện nay cho rằng chủ nghĩa Stalin "không thể quay lại trên nước Nga".[47]
Olga Ulianova - cháu gái của cựu lãnh đạo Lenin - không cho rằng bác của bà là người chịu trách nhiệm với những chính sách sai lầm của chế độ Cộng sản Liên Xô. Bà nói:[48]
Sai lầm lớn nhất là người ta bóp méo và ngụy tạo học thuyết của Lenin. Người đầu tiên làm như vậy là Stalin.

No comments:

Post a Comment