Wednesday, September 19, 2012

Thống chế SS Heinrich Himmler

Heinrich Himmler

Thống chế SS Heinrich Luitpold Himmler(1900-1945)
Heinrich Luitpold Himmler (1900-1945) là một trong những nhân vật có thế lực nhất của Đức Quốc xã, , Chỉ huy trưởng Lực lượng SS (từ 1929), Thống chế SS (Reichsführer-SS, từ năm 1933), Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đức (từ 1936), Bộ trưởng Nội vụ (từ 1943), Bộ trưởng Đặc mệnh Toàn quyền Hành chính (từ 1943), Tư lệnh Lực lượng Dân phòng (từ 1944). Sau chiến tranh ông tìm cách liên hệ với Đồng Minh để đàm phán hòa bình nhưng bị từ chối, chạy trốn nhưng vẫn bị quân Anh bắt, tự tử trước khi bị xét xử.

Mục lục

Bước khởi đầu

Himmler năm 1907.
Heinrich Luitpold Himmler sinh ngày 7 tháng 10 năm 1900 tại Munich, Đức trong một gia đình trung lưu Barvarian. Cha là Joseph Gebhard Himmler, là giáo viên và hiệu trưởng một trường trung học. Mẹ ông là Anna Maria Himmler (nhũ danh Heyder), là một người mộ đạo và là một người mẹ chu đáo. Himmler có một người anh trai Gebhard Ludwig Himmler và một người em trai Ernst Hermann Himmler .
Heinrich Himmler nguyên là chủ một trại gà cư ngụ gần München, có tư thái dịu dàng với đôi kính không gọng dễ làm cho người mới gặp ông lần đầu lầm tưởng ông là một thầy giáo làng dốt nát và hiền từ. Thật ra, ông có bằng đại học về nông nghiệp.
Vào thập kỷ 1930, ông bắt đầu ở cấp thấp trong đảng Quốc xã, nhưng sau đó trở nên đáng sợ trong Đế chế Thứ Ba. Ông gây dựng nên lực lượng áo đen SS khét tiếng từ đội quân áo nâu SA. Nhưng khởi đầu ông làm việc dưới quyền Ernst Julius Röhm lúc ấy đang điều khiển cả hai lực lượng SA và SS, nên trong số đảng viên bên ngoài Bang Bayern ít ai biết đến ông.

Lực lượng SS của Himmler

Ngày 5/10/1921 Đảng Quốc xã thành lập lực lượng bán quân sự SA (Sturmabteilung – Lực lượng Bão tố), vì mặc đồng phục màu nâu nên còn được gọi là “Quân áo nâu.” Lãnh tụ của Đảng Quốc xã, Hitler, kiêm nhiệm là Lãnh tụ Tối cao của SA. Nhiệm vụ chính của SA ban đầu là bảo vệ buổi họp của Quốc xã, giải tán buổi họp của đối thủ và nói chung khủng bố người chống lại Hitler. Lực lượng SA khởi đầu được đặt dưới sự chỉ huy của Đại úy Ehrhardt, kế tiếp là Hermann Göring năm 1923 và Hitler năm 1930. Việc chỉ đạo trực tiếp là do Tham mưu trưởng chỉ huy hàng ngày; Tham mưu trưởng SA nổi tiếng nhất là Röhm.
Sau khi lực lượng SA trở thành kiêu binh, vô kỷ luật, để được sự hỗ trợ đáng tin cậy hơn Hitler chính thức thành lập lực lượng SSSchutzstaffel, điều những người thân tín từ SA qua và bổ sung bằng những người đã được đào tạo chính quy về học thuyết Quốc xã. Binh sĩ SS mặc đồng phục màu đen tương tự như đội quân của Phát-xít Ý, nên được gọi là “Quân áo đen.” SS có hệ thống quân hàm tương tự như trong quân đội Đức nhưng với tên gọi khác, mang quân phù đặc biệt. Tất cả binh sĩ khi gia nhập SS đều phải đọc lời tuyên thệ trung thành với chính cá nhân Hitler.
Lúc đầu, lực lượng SS chỉ là những cận vệ cho Hitler. Mãi đến năm 1929, Hitler mới tìm ra được người lãnh đạo lý tưởng của SS: Heinrich Himmler. Khi Himmler nhận chức vụ chỉ huy trưởng, lực lượng SS có khoảng 200 người. Lực lượng SS phát triển mạnh theo thời gian, cuối cùng ngự trị nước Đức và là một cái tên gây kinh hoàng cho mọi vùng bị Đức chiếm đóng ở Châu Âu.
Vào năm 1930, các đội quân SA và SS gộp lại lên đến hơn 100.000 người – còn đông đảo hơn cả Quân đội Đức lúc này còn bị Hòa ước Versailles hạn chế. Hai năm sau, lực lượng SA đã lớn mạnh với quân số 400.000.
Ngày 26/7/1934, để tưởng thưởng công sức của họ trong vụ thanh trừng đẫm máu ngày 30/6/1934, lực lượng SS được tách ra độc lập với SA, vẫn dưới quyền chỉ huy của Himmler. Chẳng bao lâu, với kỷ luật và lòng trung thành hơn SA, lực lượng SS trở nên hùng mạnh hơn hẳn SA. Được như vậy một phần là do Himmler có quyền lực mạnh trên Đế chế thứ Ba, chỉ báo cáo với Hitler mà không phải thông qua bộ trưởng hoặc tướng lĩnh nào.
Lực lượng quân sự có tính chuyên nghiệp, được trang bị hỏa lực và cơ giới hùng mạnh là Waffen-SS. Được phát triển như đội quân thứ hai bên cạnh quân chính quy, tụ họp những người cuồng tín đã được rèn luyện kỹ học thuyết Quốc xã, cuối cùng lực lượng này có 38 sư đoàn tác chiến gồm 800-950 nghìn người (các nguồn khác nhau cho con số khác nhau, có lẽ vì thời điểm khác nhau).

Những lực lượng phụ thuộc dưới quyền

Lực lượng Cảnh sát Đế chế: Ngày 16/6/1936, lần đầu tiên trong lịch sử nước Đức, lực lượng cảnh sát được hợp nhất trên toàn Đế chế – trước đó cảnh sát nằm trong chính quyền mỗi bang. Himmler được cử kiêm Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đức. Việc này gần giống như đặt cảnh sát vào tay của SS vốn tăng thanh thế mạnh mẽ sau vụ thanh trừng đẫm máu năm 1934. Lực lượng SS không còn là nhóm cận vệ, hoặc đội vũ trang của đảng Quốc xã, mà bây giờ có quyền hạn của cảnh sát quốc gia. Vì thế, Đế chế Thứ Ba đã trở thành một chế độ cảnh sát trị.
Như TS. Werner Best, cánh tay phải của Himmler ở Gestapo, giải thích: Khi cảnh sát thi hành ý muốn của giới lãnh đạo, tức là họ hành động theo luật.
Gestapo (tức Mật vụ) khởi đầu được Göring thành lập cho Bang Phổ, là công cụ mà ông sử dụng để giam cầm và sát hại những đối thủ của chế độ. Ngày 1/4/1934, với tư cách là Thống đốc Bang Phổ, Göring bổ nhiệm Himmler làm chỉ huy Mật vụ của Bang Phổ. Himmler lập tức gây dựng một lực lượng cảnh sát bí mật, tiền thân của Mật vụ Sicherheitsdienst. Dần dà, Gestapo mở rộng thành một nhánh của SS rồi nắm quyền sinh sát trên toàn nước Đức, thậm chí bao trùm số phận của các tướng lĩnh.
Đồng minh với Mật vụ là Sở An ninh (Sicherheitsdienst hoặc SD), tạo thêm một cái tên gọi tắt gây kinh hoàng cho mọi người Đức – và sau đấy là cho dân cư các vùng bị chiếm đóng. Khởi đầu do Himmler thành lập năm 1932 như là bộ phận tình báo của SS, và do Reinhard Heydrich được Himmler bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng, chức năng của SD là rình rập đảng viên và báo cáo hành động khả nghi. Năm 1938, một luật mới giao nhiệm vụ cho SD bao trùm cả Đế chế.
Các Đội Đặc nhiệm (Einsatzgruppen): Ban đầu, Himmler và Heydrich tổ chức các Đội Đặc nhiệm để đi theo Quân đội Đức tiến vào Ba Lan năm 1939, và ở đây họ bắt giữ người Do Thái và đưa vào những khu biệt lập. Đến chiến dịch đánh Liên Xô, theo sự thỏa thuận với Quân đội Đức, các Đội Đặc nhiệm đi theo để thực hiện bước đầu của “giải pháp cuối cùng.” Bốn Đội Đặc nhiệm được thành lập cho mục đích này: A, B, C và D. Theo chính tài liệu của Quốc xã, bốn Đội Đặc nhiệm gây nên cái chết cho khoảng 750.000 người.
Đến năm 1939, Cơ quan RSHA (Reichssicherheitshauptamt – Cơ quan Trung ương An ninh Đế chế) được thành lập bằng cách sáp nhập các bộ phận: SD, Gestapo và Cảnh sát Hình sự. Chức năng chính thức là chiến đấu chống "các kẻ thù của Đế chế" kể cả cộng sản, người Do Thái và những “thành phần chủng tộc bất hảo." Giám đốc đầu tiên của RSHA là Reinhard Heydrich, kế tiếp là Ernst Kaltenbrunner cho đến khi kết thúc Thế chiến II. RSHA được chia ra thành 7 ban (Ämter hoặc Amt) như sau:
Amt I: Ban Nhân viên và Tổ chức, dưới quyền SS Trung tướng Bruno Streckenbach.
Amt II: Ban Hành chính, Luật và Tài chính, dưới quyền SS Đại tá TS. Hans Nockemann.
Amt III: Ban Tình báo nội bộ, cũng phụ trách người gốc Đức ở vùng biên giới và các vấn đề văn hóa, dưới quyền Otto Ohlendorf.
Amt IV: Gestapo, dưới quyền Heinrich Müller. Nổi tiếng trong Ban này này là Adolf Eichmann đứng đầu Phòng Người Do Thái của Amt IV, bị tình báo Do Thái bắt năm 1960 ở Argentina rồi đem về Do Thái đưa ra xét xử và thi hành án tử hình bằng cách treo cổ.
Amt V: Ban Cảnh sát Hình sự, phụ trách tội trạng không thuộc lĩnh vực chính trị, dưới quyền Arthur Nebe.
Amt VI: Ban Tình báo hải ngoại, dưới quyền Heinz Jost, kế tiếp là Walter Schellenberg.
Amt VII: Ban Thư khố, phụ trách công tác “ý thức hệ” và tuyên truyền, dưới quyền GS. Franz Six. Chính ông này đã lên kế hoạch khủng bố chính trị bắt giam những nhân vật nổi tiếng nếu quân Đức tiến công lên được nước Anh.
Ghi chú về chức năng. Trong nhiều trường hợp, sự phân chia chức năng giữa các lực lượng SS, SD, Gestapo... dưới quyền tổng chỉ huy của Himmler là không rõ ràng. Một phần dó là vì nhân sự giữa các lực lượng này có thể được điều qua lại, một phần vì Himmler hay can dự vào những việc chỉ huy nhỏ nhặt nên có thể ra lệnh cho bất kỳ đơn vị nào thực hiện một nhiệm vụ theo cách thuận lợi cho ông ta. Ví dụ, SS và Gestapo thường hợp lực nhau trong việc đàn áp những người chống đối chế độ, còn SS và SD thường thực hiện việc thủ tiêu tù binh và người Do Thái.
Vì lý do này, khó mà định rõ việc nào do Himmler nhúng tay vào, việc nào Himmler hoàn toàn vô can. Tham khảo Đọc thêm ghi ở cuối bài này.

Quyền lực của Himmler

Himmler có quyền lực bao trùm lên hầu như mọi mặt trong đời sống của Đức quốc xã. Vài ví dụ được ghi dưới đây.
Kiểm soát tư pháp: Quyền xét xử tội phản quốc được giao cho Tòa án Nhân dân, là loại tòa án gây kinh hoàng nhất trên đất nước. Hội đồng xét xử của Tòa án Nhân dân gồm có 2 thẩm phán chuyên nghiệp và 5 người khác được chọn từ đảng viên Quốc xã, lực lượng SS và Quân đội, vì thế thẩm phán chuyên nghiệp thuộc phía thiểu số. Phán quyết của tòa án này không được quyền kháng cáo, và các phiên xử thường là kín.
Kiểm soát lao động: Cái gọi là Mặt trận Lao động Đức, trên lý thuyết thay thế những nghiệp đoàn cũ đã bị Quốc xã giải tán, không phải là đại diện cho công nhân. Luật quy định là nhà lãnh đạo của Mặt trận Lao động Đức phải là người của Đảng Quốc xã, nghiệp đoàn cũ của Quốc xã, lực lượng SA hoặc SS.
Quyền lực trên vùng chiếm đóng: Theo sau đà tiến của quân Đức vào các vùng lãnh thổ Đông Âu, Himmler được cử thi hành những "nhiệm vụ đặc biệt". Các tướng lĩnh đều hiểu rõ những "nhiệm vụ đặc biệt” là gì, dù trước Tòa án Nürnberg họ đều chối là không biết. Hơn nữa, chỉ thị còn quy định phong tỏa kín từng vùng bị chiếm đóng (như ở Liên Xô) trong khi Himmler thi hành nhiệm vụ. Hitler ra lệnh ngay cả những nhân vật cao nhất của Chính phủ và Đảng không được quyền vào xem xét.
Đào tạo. Lực lượng SS phụ trách giám sát, bổ nhiệm hiệu trưởng và giảng viên cho các Học viện Giáo dục Chính trị Quốc gia. Những Học viện này có mục đích phục hồi loại hình giáo dục trước đây được thực hiện trong các trường võ bị của Phổ. Thanh niên được giáo dục về “tinh thần chiến binh với các đức tính là lòng can đảm, ý thức nghĩa vụ và lối sống giản đơn.” Ngoài ra, thanh niên còn được học về những chủ thuyết Quốc xã. Có 3 Học viện như thế được thành lập vào năm 1933, tăng lên 31 Học viện khi Thế chiến II bùng nổ, trong đó 3 Học viện dành riêng cho nữ.

Luật của Himmler

Trong số những tội ác chiến tranh, tệ hại nhất có lẽ là Lệnh Đêm đen và Sương mù. Himmler ban hành lệnh này vào ngày 7/12/1941 để nhắm vào những dân thường không may trên những vùng miền Tây bị chiếm đóng. Như cái tên kỳ dị cho thấy, mục đích của lệnh này là bắt giữ người nguy hại đối với an ninh của Đức nhưng không hành quyết ngay, mà khiến cho họ mất tung tích trong đêm đen và sương mù ở một vùng hẻo lánh nào đó trên đất Đức. Gia đình nạn nhân không hề nhận được tin tức gì về số phận của họ, ngay cả nơi chôn xác.
Theo lệnh của Himmler năm 1942, lao động nô lệ có quan hệ tình dục với phụ nữ sẽ bị xử tử hình. Lệnh này đặc biệt nhắm đến lao động nô lệ người Nga, quy định “đối xử đặc biệt” cho “những vi phạm nghiêm trọng về kỷ luật, kể cả từ chối làm việc hoặc biếng nhác trong công việc.” Đối xử đặc biệt là treo cổ. Cụm từ “đối xử đặc biệt” được sử dụng thường xuyên trong các tài liệu của Himmler và trong lối nói của Quốc xã.
Cũng theo lệnh của Himmler, những người bị kết tội chống đối Quốc xã thì không những cá nhân bị cái chết thảm khốc, mà thân nhân của họ cũng bị bắt giam, bị đưa vào trại tập trung.
Ngày 4/10/1943, trong bài diễn văn mật phát biểu với sĩ quan SS tại Posen, Heinrich Himmler nói: Tôi không màng chuyện gì xảy ra với người Nga, hoặc người Séc. Vào thời gian này, với chức vụ Tư lệnh SS kiêm Chỉ huy trưởng Cảnh sát toàn nước Đức, Himmler có vị thế quan trọng thứ hai sau Hitler, nắm quyền sinh sát của 80 triệu người Đức và gấp đôi số này trên các lãnh thổ bị Đức thôn tính. Himmler nói tiếp:
Nếu các dân tộc có dòng máu tốt như ta, ta sẽ nhận, nếu cần bằng cách bắt cóc con cái của họ và nuôi chúng ở đây với ta. Tôi không màng liệu các dân tộc sống trong giàu có hoặc chết đói như gia súc, miễn là họ phục vụ ta như nô lệ...
Tôi không màng liệu 10.000 phụ nữ Nga ngã xuống vì kiệt sức trong khi đào một hố chống tăng, miễn là hố chống tăng ấy được hoàn tất cho nước Đức...

Thanh trừng đẫm máu

Đầu năm 1934, trong nội bộ Đảng Quốc xã nổi lên một cuộc tranh giành quyền lực mới không khoan nhượng. Göring và Himmler cùng liên kết với nhau để chống lại Röhm, lúc đó là Tham mưu trưởng Lực lượng SA. Hậu quả là cuộc thanh trừng đẫm máu diễn ra ngày 30 tháng 6, 1934.
Himmler nhận lệnh ra tay ở Bayern, còn Göring được chỉ thị hành động ở Berlin, sử dụng lực lượng áo đen SS và cảnh sát đặc biệt của Göring. Những người bị sát hại có cả cấp cao như Đại tướng SS Edmund Heines (chỉ huy trưởng SA ở Silesia) và Đại tướng SS Schneidhuber (chỉ huy SA trưởng ở München kiêm chỉ huy trưởng cảnh sát München). Nhiều người trước khi bị hành quyết vẫn không biết tại sao mình phải chết. Trước khi bị bắn, Schneidhuber kêu lên: “Các anh em, tôi không biết có chuyện gì, nhưng cứ bắn thẳng.” Còn Karl Ernst, chỉ huy trưởng SA ở Berlin, vốn là người thiếu thông minh, trong khoảng 24 giờ ông vẫn nghĩ rằng đây là vụ đảo chính do cánh Hữu gây ra, nên chuẩn bị tinh thần để hô "Heil Hitler!" trước khi bị bắn.
Không bao giờ người ta biết chính xác bao nhiêu người bị sát hại. Hitler thông báo có 61 người bị bắn, kể cả 19 "lãnh đạo SA cấp cao," thêm 13 người chết vì "chống lại lệnh bắt giữ: và 3 người "tự tử" – tổng cộng 77 người. Di dân ở Paris xuất bản một quyển sách cho biết có 401 người bị giết, nhưng chỉ có thể kể tên 116 người. Trong phiên tòa năm 1957, con số được đưa ra là "hơn 1000."
Một phiên tòa ở München tháng 5/1957 là cơ hội đầu tiên để các nhân chứng và người can dự vào cuộc thanh trừng cung khai trước công chúng. Sepp Dietrich là người chỉ huy cận vệ SS của Himmler vào năm 1934 và chỉ đạo những cuộc hành quyết trong nhà tù Stadelheim. Mang quân hàm thượng tướng SS trong chiến tranh, ông bị án 25 năm tù vì can dự vào việc sát hại tù binh Mỹ. Sau 10 năm, ông được trả tự do, rồi bị mang ra xử ở München năm 1957 và lãnh án 18 tháng tù vì can dự vào cuộc hành quyết ngày 30/6/1934. Sĩ quan SS Michael Lippert bị kết án đã trực tiếp giết Röhm.
Không phải chỉ có đám SA bị xử tử. Buổi sáng 30/6/1934, một toán SS nhấn chuông nhà Tướng Kurt von Schleicher ở ngoại ô Berlin. Ông này là Bộ trưởng Quốc phòng (1932) và cựu Thủ tướng Đức (1932-1933), có mưu đồ chia rẽ Quốc xã tuy không thành công. Khi vị tướng mở cửa, ông bị bắn ngay tại chỗ. Khi cô vợ ông mới cưới 18 tháng trước – ông vẫn độc thân cho đến lúc ấy – bước đến, cô cũng bị bắn ngay.
Tướng Kurt von Bredow, một người bạn thân của Schleicher, cũng cùng chung số phận tối hôm ấy.
Gregor Strasser bị bắt tại nhà của ông ở Berlin và đích thân Göring ra lệnh kết liễu ông trong nhà ngục. Ông chết vì đã có thái độ thách thức với Hitler và bí mật tiếp xúc với von Schleicher trong các âm mưu giành quyền lực.
Đương kim Phó Thủ tướng Franz Papen von Papen trong nội các Hitler thì may mắn hơn, trốn thoát được số phận. Nhưng quân SS lục soát văn phòng của ông, bắn chết thư ký của ông tại bàn làm việc. Tội của ông là đọc bài diễn văn ở Marburg ngày 17/6/1934, công kích Quốc xã đã quá chuyên chế.
Bạn thân của Papen là Edgar Jung, bị Mật vụ bắt vài ngày trước, rồi bị hạ sát trong ngục. Erich Klausener, thủ lãnh nhóm Hành động Công giáo, bị giết trong văn phòng của ông ở Bộ Giao thông, còn các nhân viên của ông kể cả thư ký riêng là Nữ Nam tước Stotzingen đều bị đưa vào trại tập trung. Edgar Jung và Erich Klausener cùng giúp soạn bài diễn văn Marburg cho Papen đọc ngày 17/6.
Khi Papen tìm đến Göring để phản đối, ông bị giam lỏng trong ngôi biệt thự của ông với quân SS vũ trang kín kẽ canh gác chung quanh, đường điện thoại bị cắt, Ông bị cấm liên lạc với bên ngoài – thêm nỗi nhục nhã mà vị Phó Thủ tướng giỏi chịu đựng. Vì lẽ, không đầy một tháng sau, ông chấp nhận làm đại sứ tại Áo, nơi quân SS vừa sát hại Thủ tướng Áo Engelbert Dollfuß.
Nhiều người bị giết chỉ là do trả thù vì đã chống đối Hitler trong quá khứ; một số người là do đã biết quá nhiều, và ít nhất một người bị giết nhầm. Xác của Gustav von Kahr được tìm thấy trong một đầm lầy. Ông đã đàn áp vụ Đảo chính Nhà hàng bia của Hitler và đã ngưng hoạt động chính trị từ lâu, nhưng Hitler không bao giờ quên và tha thứ ông.
Xác của Linh mục Bernhard Stempfle được tìm thấy trong một khu rừng với 3 phát đạn vào ngực, cổ bị gãy. Ông đã giúp biên tập quyển Mein Kampf và có lẽ sau đấy nói quá nhiều về tình cảm của Hitler đối với Geli Raubal, người mà Hitler yêu say đắm.
Những người khác “biết quá nhiều” gồm có 3 binh sĩ SA bị cho là tòng phạm trong việc đốt tòa nhà Nghị viện do Quốc xã dàn cảnh.

Điều hành trại tập trung

Sau khi Röhm bị thanh trừng, các trại tập trung được giao cho lực lượng SS, và SS nhanh chóng tổ chức lại với hiệu năng và tính tàn bạo cố hữu của SS. Nhân viên canh gác được giao cho các đơn vị gọi là Totenkopf (Đầu Tử thần), được chọn ra từ những thành phần Quốc xã cứng cỏi nhất, mang huy hiệu đầu lâu và xương chéo trên bộ đồng phục đen. Các trại linh tinh được dẹp bỏ, nhiều trại lớn hơn được xây lên.
Vào lúc đầu, trong thập kỷ 1930s, số nạn nhân trong trại tập trung có lẽ không khi nào quá 30 ngàn, và những hành động tàn bạo chưa được biết đến. Nhưng các trại này vẫn không có tính nhân văn. Lấy ví dụ, bản điều lệ của trại Dachau do chỉ huy trại Theodor Eicke soạn ra ngày 1/11/1933 có đoạn:
Điều 11. Người phạm những tội sau đây... sẽ bị treo cổ: phát biểu và tụ tập chống đối, tạo bè đảng, rình rập chung quanh với người khác, tuyên truyền cho đối lập, cung cấp thông tin đúng hoặc sai về trại tập trung, nhận, chôn giấu hoặc nói với người khác về thông tin như thế, đưa thông tin như thế ra khỏi trại vào tay người nước ngoài, v.v...
Điều 12. Người phạm những tội sau đây... sẽ bị bắn ngay lập tức hoặc bị treo cổ sau: tấn công một nhân viên bảo vệ hoặc SS, không tuân lệnh... hoặc xô xát, lớn tiếng, phát biểu trong khi diễu hành hoặc làm việc.
Ngay sau khi quân Đức tiến vào Áo và Hitler tuyên bố sáp Áo vào Đức, Himmler và Heydrich cũng nhân cơ hội họ đến Áo mà lập nên một trại tập trung khổng lồ ở Mauthausen, trên bờ bắc của Sông Danube gần Enns. Quá phiền phức khi chuyển vận hàng nghìn người từ Áo đến những trại tập trung ở Đức. Vì thế, Himmler quyết định Áo cần có trại tập trung riêng. Trước khi Đế chế thứ Ba sụp đổ, nạn nhân ngoài nước Áo nhiều hơn cả số người địa phương, và Mauthausen trở thành trại tập trung Đức (những trại hủy diệt ở miền Đông là loại khác) với con số tử hình chính thức – 33.318 trong 6 năm rưỡi.

Tiêu diệt người Do Thái

Ở Ba Lan, việc săn lùng người Do Thái trong những ngôi nhà họ đã sống qua nhiều thế hệ được thực hiện ngay khi quân Đức đã trấn áp được các ổ kháng cự của Ba Lan. Ngày 7/10/1939, Hitler cử Himmler đứng đầu một cơ quan mới có nghĩa “Ủy viên Đế chế đặc trách Tăng cường tính Dân tộc Đức”, gọi tắt theo tiếng Đức là R.K.F.D.V. Nhiệm vụ của cơ quan này là trước nhất trục xuất người Ba Lan và Do Thái ra khỏi những lãnh thổ đã sáp nhập vào Đức. Thế chỗ họ là người gốc Đức đến từ vùng Baltic và những vùng khác của Ba Lan. Tướng Tham mưu trưởng Lục quân Franz Halder đã nghe qua việc này, và ghi trong nhật ký là “cứ mỗi người Đức chuyển đến, hai người bị trục xuất đi Ba Lan.”
Trong vòng một năm sau khi Himmler nhận chức vụ mới, 1.200.000 người Ba Lan và 300.000 người Do Thái bị đẩy về phía đông. Nhưng chỉ có 497.000 người gốc Đức thế chỗ họ. Tỷ lệ còn khác hơn so với ghi chép của Halder: 3 người Ba Lan và Do Thái bị trục xuất để nhường chỗ cho 1 người Đức.
Mùa đông 1939-40 lạnh hơn mọi năm, và việc “tái định cư” được thực hiện dưới không độ và thường dưới bão tuyết, khiến cho số người thiệt mạng vì thời tiết cao hơn là số người bị Quốc xã bắn và treo cổ.
Ngày 21/2/1940, Thiếu tướng SS Richard Gluecks báo cáo với Himmler rằng ông đã tìm ra một “vị trí thích hợp” cho một “trại cách ly” mới ở Auschwitz, một thị trấn heo hút với 12.000 cư dân trong đấy có doanh trại của kỵ binh Áo thuở xưa. Công việc được xúc tiến ngay, và ngày 14/6 Auschwitz chính thức mở cửa làm trại tập trung cho tù nhân chính trị Ba Lan mà Đức muốn đối xử với cách hà khắc đặc biệt. Sau này, đây sẽ là nơi chốn sát khí hơn. Tạm thời, công ty hóa chất I.G. Farben thấy Auschwitz là vị trí “thích hợp” cho một nhà máy than-dầu và cao su tổng hợp, sử dụng công sức nô lệ.
Để điều hành trại mới và cung cấp lao động nô lệ cho I.G. Farben, một đám côn đồ SS được chọn lọc để điều đến Auschwitz. Trong số này có Josef Kramer, sau này có biệt hiệu là “Con thú ở Belsen” và Rudolf Franz Heß, người khai trước Tòa án Nürnberg rằng mình đã giám sát việc thủ tiêu hai triệu rưởi người, chưa kể nửa triệu người khác bị bỏ mặc cho chết đói.
Vì lẽ, chẳng bao lâu Auschwitz trở nên trại hủy diệt khét tiếng nhất – khác với những trại tập trung, nơi có người sống sót đến sau chiến tranh.

Tiêu diệt khu biệt lập Warszawa

Trong những ngày mùa xuân 1943, khoảng 60.000 người Do Thái trong khu biệt lập Warszawa ở thủ đô của Ba Lan nổi lên chống lại Quốc xã. Họ là tất cả những người còn lại trong số ban đầu 400.000 người bị giam hãm như gia súc trong khu này năm 1940.
Người chỉ huy cuộc đàn áp khủng khiếp là Trung tướng SS Juergen Stroop. Với ngôn từ thanh nhã, ông mô tả vụ việc trong một báo cáo chính thức dầy 75 trang, đóng bìa da, kèm thêm nhiều hình ảnh, được tìm thấy sau chiến tranh. Báo cáo có tựa đề Khu biệt lập Warszawa không còn nữa.
Đến cuối mùa thu 1940, một năm sau khi Quốc xã thôn tính Ba Lan, lực lượng SS bố ráp và dồn khoảng 400.000 người Do Thái vào một khu biệt lập giữa bốn bức tường vây quanh, trên một vùng dài khoảng 4 kilômét và rộng 1,6 kilômét. Khu này bình thường có 160.000 cư dân, vì thế họ ở trong tình trạng đông đúc, nhưng đấy mới chỉ là bước đầu. Toàn quyền Frank không cho phép cung cấp đủ thực phẩm cho họ. Bị cấm đi ra ngoài nếu không sẽ bị bắn tại chỗ, người Do Thái không có việc làm nào khác hơn là vài xưởng chế tạo vũ khí của Quân đội Đức và vài doanh nhân tham lam biết cách tạo lợi nhuận lớn từ lao động nô lệ. Ít nhất 100.000 người Do Thái cố sống tồn bằng một bát súp một ngày do người khác làm từ thiện cung cấp.
Nhưng số dân trong khu biệt lập không chết nhanh như ý Himmler mong muốn. Vào mùa hè 1942, ông ra lệnh xử lý người Do Thái trong khu biệt lập Warszawa “vì lý do an ninh.” Tính đến ngày 3/10, Stroop báo cáo có trên 310.000 người được “tái định cư.” Đấy là, họ bị đưa đến trại thủ tiêu, phần lớn là vào phòng hơi ngạt tại Treblinka.
Nhưng Himmler vẫn chưa hài lòng. Khi ông thình lình đến Warszawa vào tháng 1/1943 và thấy vẫn còn 60.000 người Do Thái sống trong khu biệt lập, ông ra lệnh việc hoàn tất việc “tái định cư” vào ngày 15/2. Đây là một công tác khó khăn. Mùa đông khắc nghiệt và nhu cầu chuyển vận của Quân đội khiến cho lực lượng SS tìm đủ số chuyến xe lửa cho việc ”tái định cư” cuối cùng. Đến mùa xuân mới có thể thực hiện lệnh của Himmler. Dự định là có “hành động đặc biệt” kéo dài 3 ngày. Cuối cùng, phải cần đến 4 tuần.
Việc mang đi 300.000 người giúp Đức giảm diện tích của khu biệt lập chỉ còn 300 mét dài và 100 mét rộng. Tướng Stroop huy động xe tăng, pháo, súng phun lửa và bộc phá, nhưng qua mạng cống rãnh, tầng hầm và khe hốc xen nhau như tổ ong tạo nên những công sự nhỏ. Họ có rất ít vũ khí, gồm súng lục và súng trường, khoảng 1, 2 chục súng máy mà họ mua lén từ bên ngoài, và lựu đạn tự chế. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong lịch sử của Đế chế thứ Ba, người Do Thái chống trả Quốc xã bằng vũ khí.
Stroop có gần 2.100 quân, phân nửa là lính chính quy hoặc Waffen-SS, còn lại là cảnh sát SS, được hỗ trợ bởi 355 dân quân Lithuania, cảnh sát và lính chữa lửa Ba Lan. Ngay từ đầu, họ đã bị bất ngờ vì sự chống trả mãnh liệt. Một xe tăng và hai xe bọc thép bị cháy vì bom xăng, và Đức phải lui quân.
Đến ngày thứ năm, vì bị Himmler hối thúc, Stroop quyết định đốt cháy toàn khu vực. Người Do Thái liều chết nhảy ra từ tầng lầu cao, nếu bị gãy xương vẫn cố bò lết qua khu vực khác chứ không chịu để bị bắt.
Đến gần giai đoạn cuối, người Do Thái rút xuống hệ thống cống rãnh. Stroop tìm cách làm ngập cống nhưng người Do Thái cố ngăn chặn dòng nước. Rồi quân Đức thả bom khói xuống 183 hố ga để mong làm ngạt thở người Do Thái trốn lánh trong cống, nhưng vẫn không có kết quả.
Suốt một tháng, người Do Thái chiến đấu với lòng dũng cảm pha liều lĩnh, trong khi Stroop báo cáo về “phương pháp chiến đấu không ngoan và trò lừa lọc mà người Do Thái và bọn cướp áp dụng.” Đức đốt trụi thêm nhiều khu nhà vì “đây là phương pháp duy nhất và chung cuộc để ép thứ rác rưởi phải lộ mặt.”
Cuối cùng, tổng cộng 56.065 người Do Thái bị thủ tiêu, kể cả 36.000 người bị bắt và bị đưa vào phòng hơi ngạt. Stroop báo cáo 16 tử thương và 90 bị thương. Có lẽ con số thật sự cao hơn nhiều, xét qua cách tác chiến dự dội từ nhà này qua nhà khác.

"Giải pháp cuối cùng"

“Lệnh Lãnh tụ về Giải pháp Cuối cùng” được giới lãnh đạo Quốc xã biết đến nhưng chưa hề được thể hiện trên giấy – ít nhất không thể tìm ra văn bản nào trong số tài liệu của Quốc xã tịch thu được. Mọi chứng cứ cho thấy có phần đúng là cụm từ này được truyền đạt bằng miệng cho Göring, Himmler và Heydrich, rồi những người này truyền xuống cấp dưới trong mùa hè và mùa thu năm 1941.
Himmler ra lệnh Đội Đặc nhiệm hành quyết 100 người trong nhà tù Minsk để ông xem cách thức như thế nào. Theo Bach-Zalewski, sĩ quan SS cấp cao hiện diện, Himmler gần ngất đi khi trông thấy hậu quả của loạt đạn đầu tiên. Vài phút sau, khi loạt đạn kế tiếp không thể giết ngay hai phụ nữ Do Thái, Himmler trở nên điên dại. Vì việc này, Himmler ra lệnh từ ngày này trở đi không được bắn phụ nữ và trẻ em, mà hành quyết họ trong xe tải khí.
Thượng tướng SS Otto Ohlendorf, Trưởng ban Amt III (Tình báo nội bộ) thuộc RSHA (1943-1945), chỉ huy Đội Đặc nhiệm D ở Ukraina và Crimea (1941), khai trước Tòa án Nürnberg là vào mùa xuân 1942, lệnh của Himmler đưa đến để thay đổi phương pháp hành quyết phụ nữ và trẻ em. Từ lúc này, phải đưa phụ nữ và trẻ em lên “xe tải khí” được hai công ty chế tạo một cách đặc biệt.
Bên ngoài không thể thấy được mục đích thật sự của loại xe tải này. Nó giống như xe tải đóng kín, được chế tạo sao cho khi nổ máy, khói xả được dẫn vào bên trong thùng xe khiến người bên trong chết ngạt trong vòng mười đến mười lăm phút.
Theo lời khai của Ohlendorf, xe tải khí chỉ có thể hành quyết mỗi lần từ 15 đến 25 người, hoàn toàn kém cỏi cho việc tàn sát theo mức độ mà Hitler và Himmler đã ra lệnh. Ví dụ, kém cỏi cho công tác thực hiện ở Kyyiv mà theo một báo cáo chính thức của Đội Đặc nhiệm, trong hai ngày 29-30 tháng 9/1941 có 33.771 người, đa số là người Do Thái, bị “hành quyết.”
Ohlendorf cùng 23 bị cáo khác bị xét xử trước Tòa án Quân sự Mỹ. Mười bốn người bị án tử hình. Chỉ có Ohlendorf cùng 3 người khác bị xử tử khoảng ba năm rưỡi sau khi tuyên án. Những tử tội khác được giảm án.
Chính các trại thủ tiêu tạo tiến bộ hướng đến “giải pháp cuối cùng.” Trại lớn nhất và khét tiếng là Auschwitz, gồm 4 phòng hơi ngạt khổng lồ và những lò thiêu người kế bên tạo nên công suất giết người và chôn xác người vượt xa những trại khác – Treblinka, Belsec, Sibibor và Chelmno, tất cả đều nằm trên đất Ba Lan. Còn có những trại nhỏ khác gần Riga, Vilna, Minsk, Kaunas và Lwów, nhưng các trại này giết người bằng súng thay vì bằng hơi ngạt.
“Giải pháp cuối cùng” tiếp diễn cho đến cuối cuộc chiến. Có nhiều tranh cãi về số người Do Thái bị sát hại. Theo hai binh sĩ SS làm nhân chứng tại Tòa án Nürnberg, Karl Eichmann ước tính con số này là từ 5 triệu đến 6 triệu. Eichmann là Trưởng ban Người Do Thái của tổ chức RSHA, thực hiện “giải pháp cuối cùng” dưới sự chỉ đạo của Heydrich. Con số đưa ra trong bản cáo trạng của Tòa án Nürnberg kà 5,7 triệu, trùng hợp với ước lượng của Hội đoàn Do Thái Thế giới. Riêng Reitlinger cho số thấp hơn, từ 4,2 đến gần 4,6 triệu.
Vào năm 1939, có khoảng 10 triệu người Do Thái sống trên những lãnh thổ bị lực lượng của Hitler chiếm đóng. Dù theo ước lượng nào, điều chắc chắn là phân nửa số người này đã bị Quốc xã sát hại. Đấy là hệ lụy chung cuộc và cái giá ghê gớm của sự lầm lạc mà nhà lãnh đạo Quốc xã truyền tải đến – hoặc chia sẻ với – nhiều người đi theo ông ta.

Đàn áp nhóm âm mưu ám sát Hitler

Sau vụ Đại tá Claus von Stauffenberg ám sát hụt Adolf Hitler ngày 20/7/1944, Himmler huy động nhân viên Gestapo và SS vào cuộc để truy lùng những người có liên can, đồng thời thanh toán luôn những người bị nghi ngờ chống Quốc xã nhưng không trực tiếp tham gia vào vụ ám sát.
Các tướng lĩnh và sĩ quan cấp cao của Quân đội bị đưa ra trước Tòa án Danh dự Quân sự để bị tước quân tịch, rồi bị xét xử ở Tòa án Nhân dân do SS giạt dây.
Phiên xử đầu tiên của Tòa án Nhân dân diễn ra ở Berlin vào các ngày 7-8 tháng 8/1944. Trước vành móng ngựa là Thống chế Job-Wilhelm von Witzleben (cựu Tổng Tư lệnh Mặt trận miền Tây), Đại tướng Cấp cao Erich Hoepner (cựu Tư lệnh Đại đoàn Thiết giáp thứ Tư đánh Liên Xô), Đại tướng Helmuth Stieff (nguyên Cục trưởng Tổ chức Bộ Tư lệnh Lục quân), Đại tướng Karl von Hase (nguyên chỉ huy trưởng quân đội ở Berlin), các sĩ quan cấp trung Hagen, Klausing, Bernardis, và Bá tước Peter Yorck von Wartenburg (nguyên chuyên gia tại Bộ Khí tài và Vũ trang). Thể chất họ đã khá suy yếu sau khi bị Mật vụ tra tấn. Göbbels đã ra lệnh quay phim từng phút của phiên tòa để mang ra chiếu cho binh sĩ và dân chúng xem để làm gương.
Hình phạt được thi hành ngày hôm sau. Tám tử tội bị đưa vào một gian phòng nhỏ đã có sắn tám cái móc treo thịt. Từng người bị lột trần cho đến eo, một thòng lọng bằng sợi dây dương cầm được tròng vào cổ họ và phía trên buộc vào cái móc treo thịt. Máy quay phim vẫn chạy rè rè trong khi tử tội đong đưa và ngạt thở, chiếc quần không có dây lưng cuối cùng tụt xuống, khiến cho họ trần truồng trong khi chết một cách đau đớn.
Suốt mùa hè, thu và đông năm 1944 cho đến đầu năm 1945, các phiên xử của Tòa án Nhân dân tiếp tục cho đến khi một quả bom của không quân Mỹ rơi đúng xuống phòng xử ngày 3/2/1945, ngay sau khi Schlabrendorff bị dẫn vào. Chánh án Freisler tử thương, hồ sơ của đa số can phạm còn sống bị tiêu hủy. Vì thế, Schlabrendorff may mắn thoát chết – một trong số ít người được vận may mỉm cười với họ.
Himmler kéo dài đời sống của một nhóm 20 người, hẳn vì tin rằng họ có thể hữu ích cho ông nếu ông nắm quyền lực và đàm phán hòa bình. Họ bị xử bắn vào các đêm 22-23 tháng 4/1945 khi quân Nga bắt đầu tấn công trung tâm Berlin. Trong khi họ bị giải đi – nhiều tù nhân trốn thoát được trong những cơ hội như thế khi thành phố bị cúp điện vào những ngày cuối cùng của Đế chế thứ Ba – họ gặp một toán binh sĩ SS. Họ nhận lệnh phải đứng sắp hàng dựa một bức tường và bị bắn xối xả. Chỉ có hai người sống sót để kể lại câu chuyện.
Tướng Tư lệnh Dân quân Friedrich Fromm không thoát án tử hình dù đã có động thái chống nhóm âm mưu. Himmler ra lệnh bắt giữ ông ngày hôm sau, đưa ông ra Tòa án Nhân dân vào tháng 2/1945 với tội danh “hèn nhát.” Có lẽ để công nhận ông đã giúp cứu nguy cho chế độ Quốc xã, ông không bị treo cổ như những người khác mà bị xử bắn ngày 19/3/1945.
Theo một nguồn tin, tổng cộng có khoảng 4.980 người bị hành quyết. Mật vụ liệt kê 7.000 người bị bắt.

Những mưu đồ khác

Dàn cảnh ám hại Tư lệnh Lục quân. Ngày 25/1/1938, Himmler trình ra một hồ sơ cho thấy Đại tướng Tư lệnh Lục quân Werner von Fritsch phạm tội đồng tính luyến ái chiếu theo Điều 175 của luật hình sự Đức, và rằng ông đã chi trả cho một cựu tù nhân tống tiền ông từ năm 1935 để làm êm thấm vụ việc. Himmler đưa ra nhân chứng Hans Schmidt, khai nhận Tướng von Fritsch là sĩ quan quân đội mà anh ta bắt gặp, trong một con hẻm tối tăm gần nhà ga Potsdam ở Berlin, có hành vi đồng tính luyến ái với một người trong giới giang hồ có bí danh “Joe Bayern”. Schmidt khai với ba nhân vật có quyền lực nhất nước Đức rằng vị sĩ quan này đã trả tiền cho anh ta giữ kín vụ việc, và việc chi trả chỉ ngưng khi anh ta bị tống vào ngục. Hitler ra lệnh cho Fritsch nghỉ phép vô thời hạn, đồng nghĩa với việc ngưng chức Tư lệnh Lục quân. Một cuộc điều tra sơ khởi của Quân đội phối hợp với Bộ Tư pháp cho thấy Tướng von Fritsch là nạn nhân vô tội do Gestapo dàn cảnh dưới sự chỉ đạo của Himmler. Phiên xử Tướng von Fritsch nhóm họp ngày 17/3/1938, kết luận với phán quyết là bị cáo vô tội. Cá nhân Tướng von Fritsch được minh oan, nhưng ông không được phục hồi chức vụ. Vì là phiên tòa xử kín, công chúng không biết gì cả về vụ việc.
Tóm thâu Quân báo. Từ lâu, Himmler đã có ý kèn cựa với Cục Quân báo của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Đức và muốn thâu tóm hoạt động này của cục vào lực lượng SS, nên không ngừng theo đuổi mục đích này. Kết quả là một số nhân viên Quân báo bị SS hành quyết ngày 9/4/1945, không đầy một tháng trước khi Đức đầu hàng. Trong vài tháng kế, nhân viên của Himmler còn phát hiện thêm nhiều tình tiết khiến cho Quân báo và Giám đốc Canaris bị đình chỉ hoạt động hẳn. Cuối cùng Cục Quân báo bị xóa sổ, và Himmler đoạt lấy chức năng tình báo quân đội. Ngày 18/2/1944, Hitler ra lệnh giải tán Cục Quân báo và giao cho cơ quan RSHA đảm nhiệm công tác tình báo. Đây là thắng lợi lớn cho Himmler, vốn từ lâu đã hiềm khích với Quân đội đặc biệt là vụ cáo giác Tướng von Frisch năm 1938. Đây cũng là sự mất mát thông tin tình báo cho Quân đội, củng cố thanh thế của Himmler đối với các tướng lĩnh.

Ngày tàn

Sau sinh nhật 20/4/1945 của Hitler, Himmler rời khỏi boong-ke của Hitler - là lần từ giã cuối cùng giữa hai người. Do Tướng SS Walter Schellenberg thúc giục, Himmler tiếp xúc với Bá tước Folke Bernadotte của Thụy Điển đề dàn xếp việc quân đội Đức đầu hàng với phương Tây.
Ông nói với vị Bá tước: “Cuộc đời vĩ đại của Lãnh tụ đang đi đến hồi kết cuộc.” Ông nói, trong vài ngày tới Hitler sẽ chết. Rồi Himmler thúc giục Bernadotte lập tức thông báo với Tướng Dwight David Eisenhower là Đức sẵn sàng đầu hàng Đồng minh phương Tây. Himmler nói thêm rằng ở miền Đông, chiến tranh sẽ tiếp tục cho đến khi các cường quốc phương Tây tiếp quản mặt trận mà chống Nga. Đấy là sự ngây thơ hoặc ngu xuẩn, hoặc cả hai, của người lãnh đạo SS bây giờ muốn nắm quyền độc tài trên Đế chế thứ Ba. Khi Bernadotte yêu cầu Himmler đưa đề nghị đầu hằng bằng văn bản, Himmler ký vào một lá thư được gấp rút viết ra dưới ánh sáng của một ngọn nến – vì Không lực Hoàng gia Anh đến oanh kích khiến mất điện và những người đang hội đàm phải chuyển xuống tầng hầm.
Ngày 28/4, Bộ Tuyên truyền Đức bắt được bản tin của đài BBCLondon, thuật lại tin của hãng Reuters đưa từ thủ đô Stockholm của Thụy Điển, về việc Himmler tiếp xúc Bernadotte. Hitler nổi lên cơn giận dữ mà theo một nhân chứng, "như là một người điên.” Đối với Hitler, người không bao giờ ngờ vực lòng trung thành tuyệt đối của Himmler, đây là đòn đau đớn nhất. Một nhân chứng kể: “Da ông chuyển thành đỏ bầm và không ai còn nhận khuôn mặt của ông... Sau một tràng dài mắng mỏ, Hitler rơi vào trạng thái choáng váng, trong một lúc cả boong-ke đều im lặng.” Ít nhất Göring đã xin phép lên nắm quyền thay. Nhưng người lãnh đạo lực lượng SS đã không buồn xin phép; ông đã tiếp xúc với địch quân mà không báo cáo lấy một chữ. Khi đã hoàn hồn phần nào, Hitler bảo các thuộc hạ đấy là hành động phản trắc nặng nề nhất mà ông từng kinh qua.
Trong bản Tuyên cáo Chính trị trước khi tự tử, Hitler tuyên bố:
Trước khi tôi chết, tôi trục xuất cựu Lãnh tụ SS và Bộ trưởng Nội vụ Heinrich Himmler ra khỏi đảng và ra khỏi tất cả chức vụ nhà nước.
Thi thể Himmler sau khi tự sát, 1945
Tân Tổng thống Karl Dönitz do Hitler bổ nhiệm trước khi tự sát đã loại Heinrich Himmler ra khỏi chính phủ trước đấy, vào ngày 6/5/1945, trong động thái mà ông tính toán có thể làm hài lòng Đồng minh. Himmler lang thang trong vùng Flensburg, rồi đến ngày 21/5 đi cùng 11 sĩ quan SS để vượt qua phòng tuyến Anh-Mỹ mà trở về sinh quán Bayern. Ông đã cạo bộ râu, bịt một tấm vải đen lên mắt trái và bận bộ quân phục của binh nhì Lục quân. Một chốt kiểm soát của Anh chặn họ lại. Ông khai ra tung tích của mình, rồi bị lột quần áo và buộc phải mặc quân phục Anh hầu tránh khả năng ông giấu thuốc độc. Nhưng việc kiểm tra không cẩn thận. Himmler giấu một ống kali xyanua trong hốc nướu miệng. Ngày 23/5/1945, một sĩ quan quân báo Anh đến và ra lệnh cho nhân viên quân y kiểm tra miệng của Himmler. Himmler lập tức cắn vỡ ống thuốc độc và chết trong vòng 12 phút. Nỗ lực cứu sống ông đã không thành công.

Thursday, September 13, 2012

Mười sai lầm lớn nhất của Hitler

Báo Tin tức - 16 tháng trước 1936 lượt xem
Muoi sai lam lon nhat cua Hitler
Nắm trong tay những sĩ quan quân đội cao cấp và giành được hàng loạt thắng lợi trong những năm đầu của Thế chiến II, Adolf Hitler tự coi mình là một thiên tài quân sự. Tuy nhiên, bản tính hay cáu giận mỗi khi phải đưa ra những quyết định chiến lược đã khiến hắn phải chuốc lấy những hậu quả khôn lường. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, Hitler từng mắc phải 10 sai lầm tệ hại nhất, đó là:
-
1. Tuyên chiến với Mỹ
Hitler đứng trước quốc hội Đức đưa ra lời tuyên chiến với Mỹ.
Bốn ngày sau khi diễn ra trận Trân Châu Cảng, Hitler đã phạm phải một trong những sai lầm tệ hại nhất trong lịch sử: Tuyên chiến với Mỹ. Trong khi Tổng thống Roosevelt phải cần đến 517 từ để tuyên chiến và quyết định số phận của phát xít Nhật thì khi phát biểu trước quốc hội Đức, Hitler chỉ cần 334 từ để quyết định số phận của đế chế Đức. Đây là sai lầm nghiêm trọng đầu tiên nhưng không phải là cuối cùng của Hitler.
2. Ngừng tấn công Dunkirk
Ngày 10/5/1940, các đơn vị thiết giáp của quân Đức do Đại tướng Heinz Guderian chỉ huy đã tiến vào Abbeville, cách eo biển Manche hơn 30 km, khiến các lực lượng của Pháp bị chia cắt làm hai. Tiên liệu được cơ hội chiến thắng đang ở trong tầm tay, tư lệnh chỉ huy quân phát xít Đức Walter von Brauchitsch đã ra lệnh đánh chiếm thành phố. Nhưng ngay khi các xe tăng chuẩn bị lăn bánh, Hitler đã ra lệnh cho lực lượng này dừng lại ở ngoài Dunkirk. Nhờ sai lầm này của Hitler mà 338.226 quân đồng minh, trong đó có 118.000 quân của các nước Pháp, Bỉ và Hà Lan, đã có cuộc rút lui chiến lược ra khỏi các bãi biển ở Dunkirk. Lực lượng này tiếp tục là nòng cốt cho các lực lượng chiến đấu sau này của quân đồng minh.
3. Đánh giá thấp khả năng của tàu ngầm
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, tàu ngầm là một loại vũ khí mà Hitler có thể sử dụng để làm hao tổn binh lính Anh. Năm 1917, lực lượng tàu ngầm của phát xít Đức đã khiến nước Anh phải đầu hàng. Tuy vậy, Hitler vẫn không nhận thấy giá trị của lực lượng này. Nếu như từ giữa những năm 1930 trở về sau, hắn không lãng phí đóng các tàu chiến mặt nước mà đầu tư cho lực lượng tàu ngầm thì phát xít Đức có thể đã làm hao tổn một số lượng lớn quân đồng minh.
4. Xâm chiếm Liên Xô
Hitler đã đưa một quyết định tuyên chiến sai lầm thứ hai: Tiến hành chiến dịch Barbarossa, xâm chiếm Liên Xô vào tháng 6/1941. Hành động này thể hiện sự non kém trong tính toán chiến lược của Hitler. Tinh thần chiến đấu anh dũng, cộng với những sáng tạo trong chiến thuật và chiến dịch của Hồng quân Liên Xô đã khiến quân phát xít Đức bị sa lầy liên tục trong bốn năm.
5. Bỏ qua mục tiêu Mátxcơva
Sau khi phát động chiến dịch Barbarossa, các chỉ huy quân đội phát xít Đức cho rằng đó là thời điểm thích hợp để chọc thẳng vào thủ đô của Liên bang Xôviết. Nếu Mátxcơva bị thất thủ, việc chuyển quân của Liên Xô sẽ không thể thực hiện được. Ngoài ra, nếu chiếm được Mátxcơva, quân Đức sẽ chia cắt khu vực phía tây nước Nga với các lực lượng ở phía đông. Việc mất Mátxcơva sẽ là một thảm họa với Liên Xô. Tuy nhiên, Hitler lại quyết định chuyển trọng tâm chiến lược từ tấn công Mátxcơva sang đánh chiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Ucraina và khu vực sản xuất dầu lửa ở Caucasus.
Sau đó, chiến dịch Typhoon được mở trở lại để đánh chiếm Mátxcơva. Nhưng không may cho phát xít Đức, lúc này Hồng quân đã củng cố lực lượng, cộng với thời tiết không thuận lợi đã khiến kế hoạch tấn công của phát xít Đức vào thủ đô của Liên bang Xôviết bị thất bại nặng nề.
6. Đánh giá quá cao mục tiêu Stalingrad
Phát xít Đức đại bại ở Stalingrad.
Mùa xuân và mùa hè năm 1942, quân Đức lại mở một cuộc tấn công mới nhằm chiếm các mỏ dầu ở vùng Caucasus. Tuy nhiên, thay vì chỉ tập trung quân đánh chiếm các giếng dầu, Hitler đã chia quân đi đánh chiếm Baku và Stalingrad. Đây là một trận đánh mà hắn đã tốn công vô ích vì thành phố này vào thời điểm đó không còn giá trị về mặt quân sự nữa. Đã thế, trong chiến dịch này, Hitler đã phải trả giá bằng sinh mạng của 750.000 binh lính và sĩ quan Đức. Đây là chiến dịch mà phát xít Đức phải gánh chịu thiệt hại lớn nhất về người.
7. Canh bạc ở Kursk
Cuộc phản kích của Hồng quân Liên Xô trên mặt trận Stalingrad rồi cũng đến lúc kết thúc. Đây là thời điểm thuận lợi để phát xít Đức củng cố một tuyến phòng thủ mới và củng cố lực lượng. Thay vì phải làm như vậy thì Hitler lại ra quyết định mở cuộc tấn công lớn nhằm thành phố Kursk. Chỉ trong vòng 10 ngày, quân đoàn thiết giáp số 4 của phát xít Đức đã bị xóa sổ hoàn toàn, tiêu tan hy vọng chiến thắng của Hitler.
8. Do dự ở Normandy
Đầu năm 1944, Bộ Tổng tham mưu quân Đức và Hitler đều nhận định rằng không thể trì hoãn lâu hơn nữa việc đánh chiếm Bắc Âu, và quân đồng minh sắp sửa vượt eo biển Manche. Hitler dự đoán rằng cuộc tấn công sẽ bắt đầu ở Normandy. Thế nhưng khi quân đồng minh đổ bộ vào Normandy, Hitler vẫn nghi ngờ đây chỉ là một kế nghi binh, còn mục tiêu thực sự vẫn ở phía đông bắc của địa điểm này, khu vực Pas-de-Calais. Mãi đến cuối tháng 7 năm đó, hắn mới đồng ý cho di chuyển một sư đoàn thuộc quân đoàn số 15 đang làm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển gần Pas-de-Calais. Tuy nhiên, mọi chuyện đã quá muộn. Vào thời điểm các sư đoàn tiếp viện đến nơi, tuyến phòng thủ của quân Đức đã ở trong tình thế “trứng để đầu gậy”.
9. Mệnh lệnh tử thủ
Gần trùng với thời điểm diễn ra cuộc đổ bộ của quân đồng minh lên Normandy, Stalin đã ra lệnh phát động chiến dịch Bagration nhằm mục đích tiêu diệt cánh quân trung tâm của quân phát xít Đức. Trước khi diễn ra cuộc tiến công của Hồng quân Liên Xô, các tướng lĩnh của Hitler đã khuyên hắn rút quân đoàn này về phía sau để cố gắng giữ lấy thành phố Minsk. Sau khi không thuyết phục được, họ lại đề nghị hắn cho thiết lập một khu vực phòng ngự chiều sâu.
Thay vì nghe theo lời cầu khẩn của các chỉ huy quân đội, Hitler ra lệnh cho toàn bộ các lực lượng quân Đức tiếp tục bám trụ các vị trí tiền duyên bất chấp tình hình có xấu đến mức nào. Hậu quả thật là thảm khốc. Chỉ trong một tháng giao tranh, Hồng quân đã xóa sổ toàn bộ cánh quân trung tâm, loại ra khỏi vòng chiến đấu 20 sư đoàn Đức.
10. Thua canh bạc thứ hai ở Ardennes
Cuối năm 1944, quân đồng minh sắp sửa tiến quân vào nước Đức từ cả hai hướng đông và hướng tây. Trong một nỗ lực cuối cùng, quân Đức cố gắng thu lượm số tàn quân còn lại để thành lập vài sư đoàn thiết giáp.
Tháng 12/1944, Hitler ra lệnh triển khai lực lượng này ở hướng tấn công của quân Mỹ - trong rừng Ardennes. Tất cả những gì đội quân này có thể làm là chiếm giữ được một vị trí ở Bỉ nhưng rồi nó cũng chẳng thể giữ lâu được. Như vậy, Hitler đã lãng phí lực lượng cơ động cuối cùng của quân Đức.
Khánh Chi (tổng hợp)

Bảo vệ dữ liệu trên USB đề phòng trường hợp mất cắp

Bảo vệ dữ liệu trên USB đề phòng trường hợp mất cắp

- Chuyên mụcCông nghệ|Kinh nghiệm - Thủ thuật|
Đã có không ít chuyện “dở khóc, dở cười” khi dữ liệu chứa trên USB bị lộ ra ngoài khi người dùng đánh rơi hoặc làm mất. Đặc biệt, vấn đề càng trở nên nghiêm trọng nếu đó là những dữ liệu quan trọng.
Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng USB và các thiết bị nhớ di động là bạn có thể mang dữ liệu theo bên mình đi bất cứ đâu. Nhưng đây cũng là nhược điểm lớn nhất của các thiết bị này: rất dễ bỏ quên hoặc đánh mất.

Để đề phòng dữ liệu chứa trên USB và các thiết bị nhớ di động bị lộ ra ngoài trong trường hợp thiết bị của mình bị mất, hãy thử sử dụng USB SafeGuard.

Download phần mềm hoàn toàn miễn phí tại đây.

Sau khi download, copy file vừa download vào USB/thiết bị nhớ di động, kích đôi để sử dụng phần mềm mà không cần cài đặt. Phần mềm không thể hoạt động và sử dụng trực tiếp trên ổ cứng.

Giao diện phần mềm sẽ hiện ra, yêu cầu bạn điền và xác nhận mật khẩu, rồi nhấn nút OK.
 


 
Một hộp thoại hiện ra, hỏi bạn có muốn lưu mật khẩu vào file (để đề phòng trường hợp quên mật khẩu hay không)? Để lưu lại mật khẩu vừa tạo, nhấn Yes trên hộp thoại này, và chọn vị trí để lưu file. Nếu không muốn, nhấn No để bỏ qua.

Lưu ý: bạn nên lưu file chứa mật khẩu ở một vị trí bí mật trên ổ cứng.
 

 
Sau khi khởi tạo mật khẩu, giao diện thứ 2 của phần mềm sẽ hiện ra, cho phép bạn chọn những dữ liệu nào trên USB cần được mã hóa và bảo vệ.

Nhấn nút Encrypt All để bảo vệ toàn bộ dữ liệu có trong USB, hoặc sử dụng chuột, kéo những dữ liệu riêng lẻ và thả vào giao diện của phần mềm, rồi nhấn nút Encrypt để phần mềm mã hóa và bảo vệ những dữ liệu đó.
 
Sau khi quá trình kiểm mã hóa kết thúc, phần mềm sẽ hỏi bạn có muốn xóa các file gốc đi hay không? Nếu bạn muốn xóa chúng đi, chọn lựa 1 trong 2 tùy chọn bên dưới (điều này sẽ ngăn chặn người khác tìm cách khôi phục các dữ liệu gốc đã bị xóa).
 
Nhấn nút OK để xác nhận.

Lưu ý: Sau khi đã mã hóa dữ liệu, bạn nên xóa chúng đi để đảm bảo an toàn.
 

Sau khi quá trình xóa file kết thúc, các file/thư mục đã được phần mềm mã hóa sẽ biến mất trên USB, và bạn chỉ có thể tìm thấy chúng thông qua giao diện của USB SafeGuard.
 
Tiến hành lại các bước trên nếu muốn mã hóa và bảo vệ những dữ liệu mới.
 
Để truy cập và sử dụng các file đã mã hóa, kích hoạt USB SafeGuard, điền mật khẩu đã thiết lập ở trên. Danh sách các file đã được mã hóa và bảo vệ sẽ liệt kê trong giao diện của phần mềm. Bạn kích chọn dữ liệu cần giải mã và sử dụng trong danh sách này, nhấn nút Decrypt. Dữ liệu này sẽ lại được xuất hiện trên USB.

Nếu muốn giải mã toàn bộ, nhấn nút Decrypt All.
 

Sau khi sử dụng, bạn lưu ý nên xóa file đó đi để người ngoài không thể tìm thấy và sử dụng.

Trong trường hợp muốn thay đổi mật khẩu hoặc xóa đi các file đã mã hóa cũ… bạn đánh dấu vào tùy chọn And Delele và nhấn nút Decrypt All để giãi mã toàn bộ dữ liệu cũ (trả chúng về nguyên trạng) và xóa chúng khỏi cơ sở dữ liệu của USB SafeGuard.

Bây giờ, bạn kích hoạt lại phần mềm, khởi tạo mật khẩu mới và tiến hành mã hóa lại những dữ liệu mới mà mình muốn.

Phạm Thế Quang Huy
Theo dantri.com.vn

Từ khóa bài viết:

"Bảo vệ dữ liệu trên USB đề phòng trường hợp mất cắp": , , , , , , , , , , , ,


Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

Chiến tranh thế giới thứ hai
Infobox collage for WWII.PNG
Theo chiều kim đồng hồ, từ ảnh trên cùng bên trái: 1. Quân đội Trung Quốc trong trận Quân Đà Lĩnh; 2. Quân đoàn Anh đang khai hoả khẩu súng phun lửa trong trận El Alamein thứ nhất; 3. Máy bay ném bom bổ nhào của Đức thường xuất hiện trong Chiến tranh Xô-Đức mùa đông năm 1943-1944; 4. Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ trong cuộc đổ bộ lên vịnh Lingayen; 5. Wilhelm Keitel ký văn kiện đầu hàng của Đức Quốc Xã; 6. Hồng quân Liên Xô trong trận Stalingrad.
.
Thời gian 1 tháng 9, 19392 tháng 9, 1945 (6 năm, 1 ngày)
Địa điểm Châu Âu, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Đông Nam Á, Trung Quốc, Trung Đông, Địa Trung HảiChâu Phi, một phần Bắc Mỹ
Kết quả Khối Đồng Minh chiến thắng
Tham chiến
Đồng Minh
 Liên Xô (1941–45)
 Hoa Kỳ (1941–45)
 Đế quốc Anh
Flag of the Republic of China Trung Quốc (chiến tranh từ 1937–45)
 Pháp
 Ba Lan
 Canada
 Úc
 New Zealand
Flag of South Africa 1928-1994.svg Nam Phi
 Nam Tư (1941–45)
 Hy Lạp (1940–45)
 Na Uy (1940–45)
 Hà Lan (1940–45)
 Bỉ (1940–45)
 Tiệp Khắc
 Brasil (1942–45)
...và các quốc gia khác
Phe Trục
 Đức Quốc Xã
 Nhật Bản (at war 1937–45)
 Vương quốc Ý (1940–43)
 Hungary (1940–45)
 Romania (1941–44)
 Bulgaria (1941–44)
...và các quốc gia khác
Chỉ huy
Chỉ huy Phe Đồng Minh
Cờ của Liên Xô Joseph Stalin
Cờ của Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt
Cờ của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Winston Churchill
Cờ của Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch
Chỉ huy Phe Trục
Cờ của Đức Quốc Xã Adolf Hitler
Flag of the Empire of Japan Hirohito
Cờ của Vương quốc Ý (1861-1946) Benito Mussolini


Tổn thất
Tử vong quân sự:
Trên 16.000.000
Tử vong dân sự:
Trên 45.000.000
Tổng tử vong:
Trên 61.000.000 (1937–45)
Tử vong quân sự:
Trên 8.000.000
Tử vong dân sự:
Trên 4.000.000
Tổng tử vong:
Trên 12.000.000 (1937–45)
.
Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến thứ hai, hay Đại chiến thế giới lần thứ hai, ...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1937 hoặc 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng MinhTrục theo chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực. Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.[1]
Các nguyên nhân cuộc chiến được nêu ra thì có nhiều và là một đề tài đang được tranh cãi, trong đó có Hòa ước Versailles, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chủ nghĩa dân tộcchủ nghĩa quân phiệt. Cũng chưa có sự thống nhất trong việc tính ngày bắt đầu cuộc chiến: một số người cho rằng đó là khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, một số người khác tính ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, còn một số khác thì tính vào một ngày còn sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng Mãn Châu vào năm 1931. Cũng một số người khác cho rằng hai thế chiến chỉ là một cuộc chiến được chia ra bởi một cuộc ngừng bắn.[2]
Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và phần lớn của Đông ÁĐông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5, 1945 nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Khoảng 62 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này (thống kê vẫn tiếp tục nghiên cứu), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc Xã (Holocaust). 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô với 23 triệu người chết, Trung Quốc với 10 triệu người, theo phần trăm dân số thì là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh). Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt.
Vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra-đa v.v. là một số phát minh trong cuộc chiến.
Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước chịu sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ được phục hồi kinh tế sau khi nhận được viện trợ từ Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nước cộng sản phụ thuộc Liên Xô. Tây Âu liên kết đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nước Đông Âu liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau này. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã Tây hóa nước này, trong khi Trung Quốc bị chia ra thành hai nước: nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan.

Mục lục

Hoàn cảnh và nguyên nhân

Lý do dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai khác nhau trong mỗi nơi giao chiến. Tại châu Âu, lý do nằm xung quanh hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất: Đức muốn tránh phải tuân theo các điều kiện trong Hòa ước Versailles, chủ nghĩa phát xít ngày càng phổ biến và các lãnh tụ chủ nghĩa này có tham vọng cao, trong khi tình hình không ổn định tại Trung ÂuĐông Âu sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã làm chiến tranh dễ xảy ra. Tại Thái Bình Dương, ý định biến thành cường quốc của Nhật Bản và sự thắng thế của một số thủ lãnh quân phiệt đã khiến nước này có ý đồ chiếm Trung Quốc và các nước lân cận để thoả mãn nhu cầu tài nguyên mà quốc đảo nhỏ bé này không tự đáp ứng được, cuối cùng đã cuốn Nhật Bản vào chiến tranh.

Tình hình châu Âu

Vào thập niên 19201930, chế độ phát xít giành được quyền lực tại Ý và Đức trong khi các đảng phát xít khác cũng có nhiều thế lực trong chính trường Trung Âu. Riêng tại Đức, đảng Đức quốc xã và thủ lĩnh Adolf Hitler đang có hoài bão tạo ra một chính quyền kiểu mẫu. Họ đã khơi dậy và khai thác niềm tự hào dân tộc của người Đức, cũng như các nền tảng trụ cột của chủ nghĩa phát xít như sự tôn trọng quân đội và tuân thủ chính quyền. Các sự kiện này khiến Đức trở thành một nước hùng mạnh với quân đội mạnh được xây dựng trên nền tảng tư tưởng chiến lược, một nền công nghiệp phát triển nhanh trong môi trường khuyến khích thương mại và sự ủng hộ của dân chúng trong việc giành lại đất đai đã bị mất sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và danh dự quốc gia. Tại Ý, Benito Mussolini cũng dùng thuật hùng biện như Hitler, nhưng ít thành công hơn.
Sau khi Hitler lên nắm chính quyền, ông ta đặt ưu tiên vào việc tái tạo quân đội. Đức bỏ tiền ra để nghiên cứu các vũ khí nguy hiểm hơn và xây dựng các công nghiệp quân sự. Các thoả thuận với Liên Xô cho phép Đức huấn luyện các đơn vị lính trong bí mật, trái với Hiệp ước Versailles. Vào năm 1936, Hitler tái chiếm đóng Rhineland và vào năm 1938, Đức Quốc Xã sát nhập nước Áo.
Sau khi Áo bị sát nhập với Đức, Hitler đòi hỏi vùng Sudentenland từ Tiệp Khắc. Hai nước AnhPháp không muốn tham chiến, cũng không muốn lập liên minh với Liên Xô cho nên đã vứt bỏ liên minh quân sự với Cộng hoà Tiệp Khắc và ký Hiệp ước München vào ngày 29 tháng 9, trao một phần lãnh thổ Tiệp Khắc để nhân nhượng Đức. Đến ngày 16 tháng 3 năm 1939, Đức đã chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc. Ý theo gương Đức, đã tiến hành xâm lược Ethiopia năm 1935 và sát nhập Albania vào ngày 12 tháng 4 năm 1939.
Vào ngày 22 tháng 5, Ý và Đức ký Hiệp ước Thép, chính thức hoá liên minh quân sự giữa hai nước. Vào ngày 23 tháng 8, Đức và Liên Xô ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, một thoả thuận không xâm lược trong đó có một điều khoản bí mật chia sẻ Đông Âu giữa hai nước này. Thoả thuận này làm các nước Tây phương ngạc nhiên, nếu nhớ rằng hai nước này đã ủng hộ hai phía khác nhau trong Nội chiến Tây Ban Nha vừa mới kết thúc. Tuy nhiên với Liên Xô, hành động này không có gì khó hiểu vì Anh-Pháp đã từ chối lập liên minh chống Đức, mà họ thì không muốn một mình đối đầu với Đức tại thời điểm đó.

Tình hình châu Á

Xem thêm về nội dung này tại Chiến tranh biên giới Xô-Nhật.
Xe tăng Liên Xô dàn đội hình tấn công quân Nhật trong chiến dịch Khalkhyn Gol
Tại châu Á, Nhật Bản đã có mặt tại Trung Quốc khi chiến tranh bắt đầu. Các khu vực bị Nhật chiếm đóng trong quốc gia suy yếu này ngày càng nhiều trong những năm cuối thập niên 1930. Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945) đã bùng nổ sau khi hai phía Quốc dân đảng và Cộng sản bớt đánh nhau để tập trung vào việc đánh đuổi Nhật Bản ra khỏi Trung Quốc. Lúc đầu, Trung Quốc giành được một số thắng lợi, nhưng sau này chiều hướng quay sang phía Nhật và họ đã chiếm đóng hầu hết miền đông Trung Quốc. Trong cuộc tấn công của Nhật có nhiều sự kiện khi dân thường bị tàn sát tàn nhẫn, trong đó có sự kiện Thảm sát Nam Kinh, đã khiến dư luận quốc tế ra áp lực đòi hỏi Nhật rời khỏi Trung Quốc. Hoa Kỳ, trong khi biệt lập đối với châu Âu, đã bày tỏ sự quan tâm đối với các hoạt động của Nhật, và bắt đầu dùng các biện pháp trừng phạt như không cho hàng hóa được tàu chở đến Nhật, nhất là dầu mỏ.
Viên sỹ quan Nhật thuyết trình về chiến lược Tân Thái Bình Dương cho binh sĩ.
Nhật đã chiếm đóng hầu hết các khu vực thành thị và công nghiệp tại Trung Quốc trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu. Tuy thế, Trung Quốc không có hai tài nguyên quan trọng trong việc phát triển và bảo đảm an ninh của Nhật: đó là dầu mỏcao su. Có hai quan điểm trong các tướng lãnh Nhật về cách đạt được các tài nguyên này: một là đánh vào phía Bắc, tức là vào lãnh thổ Liên Xô và chiếm lấy một phần lớn của Siberi và hai là đánh xuống phía Nam vào các thuộc địa của Âu Châu tại Đông Nam Á. Sau Chiến tranh biên giới Xô-Nhật, nhiều người nghĩ rằng Nhật đã cho rằng cách đánh vào phía Bắc không thể đạt được.

Diễn biến

Chiến trường châu Âu

Sự bành trướng của Đức và Liên Xô

Máy bay tiêm kích Bf 110 của Không quân Đức vượt biên giới Ba Lan
Vào ngày 1 tháng 9, chỉ một tuần sau khi Hiệp ước Molotov-Ribbentrop được ký kết, Đức xâm lược Ba Lan, khiến Anh và Pháp phải tuyên chiến với Đức để làm tròn bổn phận theo hiệp ước với Ba Lan. Vào ngày 17 tháng 9, lực lượng Liên Xô tiến vào Ba Lan từ miền đông khi biên giới đã bỏ trống do Ba Lan chuyển quân sang phía Tây chống Đức, với lý do bảo vệ kiều dân của họ. Sự xâm nhập từ miền đông của một nước mạnh khiến chính phủ Ba Lan phải ra lệnh quân đội rút khỏi đất nước và tổ chức lại ở Pháp. Đến ngày 6 tháng 10, Ba Lan đã bị Đức, Liên Xô và các đồng minh của các nước này chiếm giữ hoàn toàn. Lãnh thổ Ba Lan do Đức kiểm soát nằm dưới quản lý của 1 viên Toàn quyền Đức trong khi lãnh thổ Ba Lan bị Liên Xô chiếm giữ được sáp nhập vào nước này.
Ngay sau đó, lực lượng Liên Xô bắt đầu chiến tranh xâm lược các nước cộng hòa gần biển Baltic nhưng đã bị Phần Lan phản kháng quyết liệt, dẫn đến Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940) vào ngày 30 tháng 11 cho đến tháng 3 năm 1940. Cũng vào lúc này, Đức và các nước Đồng Minh Tây phương đang trải qua một sự yên tĩnh buồn cười, với việc 2 phía tuyên chiến với nhau nhưng không bên nào chịu ra tay trước. Sự yên tĩnh này kết thúc khi cả hai bên đều tính giành các nước Scandinavia còn lại và các khu mỏ quặng sắt quý giá ở Thụy Điển. Vào tháng 4, hai phía ngẫu nhiên bắt đầu hành quân cùng lúc và kết quả là Đức chiếm đóng được Đan Mạch trong khi một cuộc xung đột xảy ra tại Na Uy (xung đột đầu tiên giữa Đồng Minh và Trục). Cuộc xung đột tại Na Uy cho thấy lực lượng hai phía là cân bằng, diễn biến nghiêng về phía Đức khi nước này khởi sự một cuộc tấn công vào Pháp vào ngày 10 tháng 5, bắt buộc các lực lượng Anh và Pháp đang ở Na Uy phải rút lui.
Cuộc tấn công vào Pháp và các nước Hà Lan, BỉLuxembourg diễn ra rất nhanh chóng và hiệu quả. Người Đức đã huy động vào mặt trận này 3.350.000 quân, nhiều hơn bất kỳ mặt trận nào khác trong Thế chiến II. Trong vòng một tháng lực lượng Anh phải rút khỏi lục địa. Ý, với ý định thâu chiếm lãnh thổ, tuyên chiến với Pháp (nay đã tê liệt). Đến cuối tháng 6, Pháp đã đầu hàng, bị lực lượng Đức chiếm đóng hầu hết phần lớn các lãnh thổ, phần còn lại do chính quyền bù nhìn Vichy điều hành.
Sau khi Pháp sụp đổ, chỉ còn Anh chống lại Đức. Đức khởi đầu một cuộc tấn công hai nhánh vào Anh. Nhánh thứ nhất là những cuộc hải chiến trên Đại Tây Dương giữa các tàu ngầm, nay có thể sử dụng các cảng tại Pháp, và Hải quân Hoàng gia Anh. Các tàu ngầm được dùng để cản trở việc đưa hàng hóa theo đường biển. Nhánh thứ hai là một cuộc không chiến trên bầu trời Anh khi Đức dùng Không quân của họ để tiêu diệt Không quân Hoàng gia Anh, với ý định sử dụng ưu thế không gian để đổ bộ. Đến năm 1941, khi Anh vẫn còn đứng vững, và vì một số nỗi lo âu khác nổi lên, Đức rút lực lượng Không quân ra khỏi nước Anh.

Chiến trường Địa Trung Hải

Trong khi Đức đang tập trung lực lượng đánh Anh, Ý mở cuộc tấn công Hy Lạp vào ngày 28 tháng 10 năm 1940. Cuộc tấn công này hoàn toàn thất bại: Hy Lạp chẳng những đánh lui Ý trở lại Albania, mà còn tham chiến theo phía Đồng Minh (trước đó Hy Lạp trung lập), cho phép Anh đổ bộ tại nước này để viện trợ và phòng thủ. Trong khi Ý đang đương đầu với Hy Lạp, nước Nam Tư láng giềng bị một cuộc đảo chính vào ngày 27 tháng 3 năm 1941, đồng thời trục xuất chính quyền đã ký Hiệp ước Ba Bên chỉ ba ngày trước. Đức cho một số quân đi ổn định khu vực Balkan. Kế hoạch được đặt ra và Đức mở cuộc tấn công cả hai nước Nam Tư và Hy Lạp vào ngày 6 tháng 4, quét sạnh và chiếm giữ khu vực này sau trận đánh tại Crete.

Chiến dịch Bắc Phi

Quân Anh ở mặt trận Bắc Phi
Tướng Erwin Rommel và Quân đoàn Phi Châu ở Bắc Phi
Quân Ý tịch thu 1 xe tăng Anh tại Bắc Phi
Bài chi tiết: Mặt trận Bắc Phi
Vào tháng 8 năm 1940, với lực lượng lớn của Pháp tại Bắc Phi chính thức trung lập trong cuộc chiến, Ý mở một cuộc tấn công vào thuộc địa Somalia của Anh tại Đông Phi. Đến tháng 9 quân Ý vào đến Ai Cập (cũng đang dưới sự kiểm soát của Anh). Cả hai cuộc xâm lược này đều thất bại sau khi lực lượng Anh đẩy Ý ra khỏi cả hai khu vực và chiếm được nhiều thuộc địa Ý, trong đó có Đông Phi thuộc ÝLibya.
Với sự thất bại của Ý, và thấy phe Trục có nguy cơ bị đẩy khỏi toàn bộ Phi Châu, Đức gửi Quân đoàn Phi châu dưới sự chỉ huy của Erwin Rommel đến Libya để tăng viện cho đồng minh của mình vào tháng 2 năm 1941. Đơn vị này, cùng với quân Ý, đã đánh một trận đánh ác liệt ven bờ biển Cyrenaica với lực lượng Anh vào năm 19411942. Cùng với trận chiến này, Hải quân Hoàng gia AnhRegia Maria của Ý cũng đánh nhau để giành tuyến đường tiếp tế trên Địa Trung Hải, điển hình là trận đấu tại căn cứ quan trọng tại Malta. Vào đầu năm 1942, việc Anh thắng lợi trong cuộc đánh bại lực lượng Regia Maria khiến phía Đồng Minh thêm quân nhu và vật chất. Việc này cho phép các lực lượng Anh đẩy mạnh sau trận El Alamein thứ hai, chiếm gần hết toàn bộ Libya và đuổi quân Trục vào Tunisia. Vào tháng 11 năm 1942, tình trạng càng tệ hơn cho quân Trục khi Hoa Kỳ thực hiện Chiến dịch Bó Đuốc, đổ bộ vào Maroc, bao vây các lực lượng phe Trục. Cho đến tháng 5 năm 1943, toàn bộ các lực lượng phe Trục tại Bắc Phi đã bị đánh bại sau Chiến dịch Tunisia.
Trong lúc đó, tại Trung Đông, lực lượng Đồng Minh tấn công vào SyriaLiban, hai khu vực đang dưới sự kiểm soát của Pháp, cũng như Iraq, nơi chính quyền có thiện cảm với Đức. Việc này giúp lực lượng Đồng Minh củng cố quyền lực trong khu vực này.

Mặt trận phía Đông

Bài chi tiết: Chiến tranh Xô-Đức
Sĩ quan Đức Quốc Xã đang hành hình một gia đình Ukraina năm 1941.
Cuộc tấn công kịch liệt nhất trong cuộc chiến tranh này xảy ra vào tháng 6 năm 1941, khi Đức cắt đứt thỏa thuận không xâm lược với Liên Xô và tiến hành chiến dịch Barbarossa, một kế hoạch tấn công khổng lồ với 3.300.000 quân Đức và 60 vạn quân các nước chư hầu để chiếm đóng Moskva trước cuối năm. Chiến tranh Xô-Đức bắt đầu, các lực lượng Đức tiến lên nhanh chóng do yếu tố bất ngờ, những yếu kém và sai lầm vô cùng ngớ ngẩn trong điều binh của các chỉ huy Liên Xô cũng như trang bị huấn luyện kém cỏi và lạc hậu của Hồng quân, quân Đức bắt giữ được và tiêu diệt hơn 3 triêu quân Xô Viết. Họ tiến được một khoảng cách khá xa, nhưng cuối cùng không chạy đua được với thời gian, cho nên không hoàn thành mục tiêu. Khi mùa đông đến, quân Đức không chịu nổi cái lạnh khắc nghiệt, cộng với quân số bị tiêu hao trong chiến đấu nên đã bị cuộc phản công của Liên Xô đánh bật ngay tại ngoại ô Moskva.
Tuy bị nhiều thất bại vào cuối năm 1941, nhưng Đức tái tấn công vào năm 1942, tiến đến sát dãy núi Kavkaz, nhưng cũng bị Liên Xô phản công vào mùa đông, làm nhiều quân Đức chết, phản ánh trong việc tập đoàn quân số 6 Đức bị tiêu diệt tại Stalingrad. Trong mùa hè năm 1943, trận Vòng cung Kursk đã tiêu diệt nhiều đơn vị Đức không thể thay thế được, nhất là các đơn vị thiết giáp. Từ đó cho đến khi hết chiến tranh, quân Liên Xô có thể hành quân tấn công tại mặt trận miền đông suốt năm. Đến cuối năm 1944, Liên Xô đã giành lại được phần lớn số lãnh thổ bị Đức chiếm đóng và ngày càng đẩy lùi lực lượng ngày càng suy yếu của Đức về phía tây, cho đến khi cuối cùng xuyên qua Đông Âu, và ngay cả Đức, khi chiến tranh sắp kết thúc. Nhiều đồng minh của Đức bị sụp đổ khi lực lượng Liên Xô tiến vào Romania, Hungary và khu vực Balkan. Sau cùng Liên Xô đã chiếm được Berlin vào năm 1945.
Quân đội Xô Viết tổn thất 8,67 triệu binh lính trong suốt 4 năm chiến tranh. Khoảng 6,537 triệu bị chết hoặc mất tích trong chiến đấu và 2,1 triệu tù binh chết trên tổng số 5,2 triệu bị bắt hoặc đầu hàng quân Đức. Khoảng 400.000 quân nhảy dùdu kích cũng thiệt mạng phía sau phòng tuyến của Đức.[3][4]
Trong tổng số 12,4 triệu thường dân Liên Xô chết trong chiến tranh, từ 2,5 cho tới 3,2 triệu người đã chết không phải do sự chiếm đóng của quân Đức mà do sự trả thù của chính quyền Xô viết với những người họ cho là đã cộng tác với quân Đức.[5]

Chiến dịch Ý

Với khu Bắc Phi được củng cố, các lực lượng Anh-Mỹ đổ bộ vào đảo Sicilia trong năm 1943, bắt đầu một cuộc tấn công vào phần "bụng mềm phía dưới của châu Âu". Cuộc tấn công vào Sicilia thành công, khiến chính quyền của Benito Mussolini sụp đổ và chính phủ mới của Ý ký hiệp định đình chiến với quân Đồng Minh. Các lực lượng Đức can thiệp để quân Đồng Minh không giành được toàn bộ Ý. Sau cuộc đổ bộ tại Salerno, tiến trình hành quân của Đồng Minh bị chậm lại bởi địa thế khó khăn đang được quân Đức có kinh nghiệm hơn chống giữ.

Mặt trận phía Tây

Quân Mỹ đổ bộ lên bờ biển Normandie
Vào ngày 6 tháng 6 năm 1944, các lực lượng Đồng Minh Tây phương đổ bộ vào bờ biển Normandie, một vùng của Pháp đang bị Đức chiếm đóng. Chiến dịch được soạn ra từ nhiều năm trước, lực lượng nòng cốt là các đơn vị Mỹ, Anh cùng một số đơn vị khác như Canada, v.v. Chiến dịch bắt đầu bằng việc ném bom hàng loạt từ các căn cứ không quân bên kia eo biển nước Anh cùng với sự yểm trợ của khoảng 6000 khu trục hạm. Chiến dịch diễn ra rất khốc liệt, ngay những giờ phút đầu tiên đã có 3000 quân Đồng Minh tử trận. Cuộc chiến cù cưa giữa đôi bên diễn ra khá lâu, quân Đức bị đánh bại nhưng quân Đồng Minh cũng thiệt hại nặng. Khi chiến dịch này thành công, họ tiến sâu vào Pháp, đuổi quân Đức ra khỏi Pháp, nhưng thường bị thiếu tiếp tế cũng như bị quân Đức đang rút lui cản trở. Các cuộc đổ bộ khác tại miền Nam Pháp cuối cùng đã giải phóng nước này.
Khi tiến đến ranh giới Đức, lực lượng Đồng Minh phải dừng lại để chờ tiếp tế. Việc này tạo một cơ hội cho lực lượng Đức củng cố phòng thủ chống lại cuộc tấn công kế tiếp. Việc này dẫn đến sự ra đời của chiến dịch Market Garden, mục tiêu là sử dụng không quân thả lính dù vào sâu lãnh thổ nước Đức nhằm đánh chiếm trước các vị trí chiến lược như cầu, kho bãi, v.v. kết hợp với lực lượng xe tăng thọc sâu để tạo nên đòn quyết định kết thúc chiến tranh. MarketGarden trở thành chiến dịch đổ bộ bằng không quân lớn nhất lịch sử với hơn hàng ngàn máy bay tham gia. Quân Đồng Minh cố gắng xuyên thủng Hà Lan và qua sông Rhine để kết thúc chiến tranh vào năm 1944. Nhưng chiến dịch này bị thất bại và lực lượng Đồng Minh đã tiến đến Đức chậm hơn dự kiến.
Ước tính có khoảng 500.000 quân Đồng Minh bị thương vong trong những chiến dịch tiếp theo trận Normandie.

Lực lượng phe Trục thua cuộc tại châu Âu

Quân Mỹ giải phóng Paris ngày 25 tháng 8 năm 1944
Tình hình Đức cuối năm 1944 là vô vọng. Các Đồng Minh Tây phương đang tiến vào biên giới Đức từ phía tây, chỉ tấn công thêm một lần nữa là chiếm được khu vực công nghiệp Rhineland. Liên Xô cũng đang ở một vị trí tương tự ở phía đông, không lâu sẽ vào đến tận Berlin. Các trận đánh bom hàng loạt từ Anh và Mỹ đã biến nhiều khu vực Đức thành gạch vụn, khiến ngành công nghiệp phải giải tán.
Đang bị bao vây từ các phía đông, tây và trên cao, Hitler đánh canh bạc cuối cùng để hy vọng không thua cuộc. Để tái tạo lại chiến thuật thành công vào năm 1940 đối với các nước Hà Lan, BỉLuxembourg, các lực lượng Đức tấn công vào giữa mùa đông để chia rẽ các lực lượng Đồng Minh ở Bỉ. Phòng tuyến Đồng Minh bị uốn cong, nhưng không bị phá vỡ và cuối cùng phe Đồng Minh giành thắng lợi trong cuộc tấn công tại Ardennes. Tại miền đông, Đức dành hết mọi nỗ lực cuối cùng để phòng thủ thủ đô. Việc này cũng bị thất bại và lực lượng Liên Xô chiếm đóng Berlin vào cuối tháng 4 năm 1945.
Sau khi Berlin sụp đổ và Hitler tự tử, Đức chỉ còn lại là một mảnh đất nhỏ tại châu Âu từ mũi bắc Na Uy cho đến phần trên của Ý. Vào ngày 9 tháng 5 năm 1945, các lực lượng Đức cuối cùng đầu hàng vô điều kiện.

Chiến trường châu Á-Thái Bình Dương

Quân đội Trung Hoa Dân Quốc trong trận đánh phòng thủ Thượng Hải năm 1937 trong chiến tranh Trung-Nhật
Chiến trường châu Á-Thái Bình Dương khác với chiến trường châu Âu rất nhiều. Chiến trường này hầu hết được đánh tại các đảo Nhật Bản đã chiếm đóng trong khu vực Tây Thái Bình DươngĐông Á cho nên hải chiến và các trận đánh gần biển xảy ra nhiều hơn các trận đánh trên đất liền như ở châu Âu.

Sự bành trướng của Nhật Bản

Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh Trung-Nhật đang tiếp diễn tại Đông Á khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu tại châu Âu, cho nên một vài sử gia cho rằng ngày Nhật xâm lăng Trung Quốc (ngày 7 tháng 7 năm 1937) là ngày bắt đầu chiến tranh tại chiến trường Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nếu tính là một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai, thì ngày 7 tháng 12 năm 1941 thường được nhắc đến như là ngày bắt đầu, khi Nhật tuyên chiến với Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh bằng việc lực lượng của Hạm đội Liên Hợp Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Đô đốc Yamamoto Isoroku tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), Philippines và một số thuộc địa của các cường quốc châu Âu tại Đông Á và Tây Thái Bình Dương.
Nhật hành động nhanh chóng để chiếm các đảo ở Thái Bình Dương có giá trị phòng thủ nhằm làm cạn ý chí chiến đấu của Mỹ. Tại Trung Quốc và Đông Nam Á, Nhật tiếp tục bành trướng các khu vực được nó kiểm soát nhằm kịp thời khai thác tài nguyên để sử dụng.
Sáu tháng sau khi giao chiến, các hạm đội Nhật và Mỹ đánh nhau giữa Thái Bình Dương. Sau Trận chiến Midway, nòng cốt hạm đội tàu sân bay của Nhật đã bị tàn phá, và quân Nhật không tiến được nữa trên Thái Bình Dương. Nhật tiếp tục tìm cách trả đũa, nhưng quân Mỹ dùng biện pháp đánh theo vòng ngoài của Nhật, cùng lúc nhảy từ đảo này qua đảo nọ để đẩy Nhật phải lui lại.

Nhật Bản thua cuộc

Khi Nhật bành trướng, họ để lại nhiều tiền đồn phòng thủ tại mỗi hòn đảo họ kiểm soát trên Thái Bình Dương. Kế hoạch của Mỹ để đối phó với các đảo này là chiếm những đảo cốt yếu cho việc tiến đến Nhật, trong khi làm giữ vững các đảo khác không bị chiếm. Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ phải đánh nhiều trận đấu đẫm máu trên những hòn đảo này để chiếm giữ những đảo và sân bay để quân đội có thể tiến tới.
Tại phía nam của cuộc bành trướng của quân đội Nhận Bản, trên đảo New Guinea, Nhật đã bị quân lực Úc chặn lại, không chiếm giữ nổi toàn bộ đảo. Hai lực lượng này đánh nhau trong các khu rừng trong những hoàn cảnh khốc liệt để giành giật đảo này. Trong khi Tân Guinea không quan trọng lắm, nhưng quân Úc sợ sau khi Nhật chiếm giữ đảo này, Úc sẽ bị đe dọa.
Tại Đông Nam Á, Nhật đã tiến nhanh trong các thuộc địa của Anh cho đến khi bị kháng cự mãnh liệt tại Miến Điện. Quân lực Anh, trong đó có rất nhiều đơn vị người Ấn Độ, đã đuổi lùi quân Nhật tại trận đánh Kohima-Imphal và vì thế Nhật không đe dọa được Ấn Độ và các đường tiếp tế cần thiết cho quân Trung Quốc đang đánh các lực lượng Nhật tại đó.
Đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử ném xuống Nagasaki Nhật Bản tạo thành vào năm 1945
Đến gần cuối chiến tranh, Mỹ chiếm được các căn cứ gần Nhật và bắt đầu ném bom vào các đảo nước này. Tuy không mạnh mẽ như tại Đức, việc ném bom rất có hiệu quả tại vì nhà cửa ở Nhật dễ sập hơn và người Nhật ít chuẩn bị trước hơn với mối đe dọa này. Thêm vào đó, việc mất các thuộc địa và quan trọng hơn là việc mất hàng hải đã làm tê liệt khả năng thu thập tài nguyên cần thiết. Vì thế, ngành công nghiệp Nhật không thể sản xuất bằng mức mà Đức có thể duy trì được vào lúc chiến tranh sắp chấm dứt.
Quân Đồng Minh có kế hoạch đổ bộ vào Nhật, nhưng sự phát triển bom nguyên tử làm thay đổi tình hình. Ngày 69 tháng 8, hai quả bom đã được Hoa Kỳ thả xuống HiroshimaNagasaki. Quân đội Liên Xô sau khi kết thúc chiến tranh ở Đức đã tuyên bố chiến tranh với Nhật, và sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima đã tấn công Đạo quân Quan Đông của Nhật đang đóng ở Mãn Châu ngày 9 tháng 8. Thấy rõ không thể cứu vãn được, ngày 15 tháng 8, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng Minh. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật Bản ký văn kiện đầu hàng không điều kiện, sáu năm và một ngày sau khi cuộc thế chiến bắt đầu (kể từ ngày Đức xâm lược Ba Lan). Tuy nhiên hậu quả của hai vụ ném bom này thì cho đến gần đây, những người dân Nhật vẫn phải gánh chịu.

Ảnh hưởng đến dân thường

Xem thêm Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh
Nạn nhân quân đội Nhật Bản tại Nam Kinh
Chiến tranh thế giới thứ hai đem đến cho dân thường nhiều nỗi đau thương chưa từng thấy. Trong hơn 50 triệu người chết vì chiến tranh trên một nửa là thường dân, bị giết bằng nhiều cách khác nhau. Nhiều người bị chết bởi bom đạn và nhiều hơn nữa vì việc thiếu lương thực và không có dịch vụ cần thiết cộng thêm việc phá hoại nhà cửa và các phương tiện cho dân trong chiến tranh. Nhiều hơn nữa bị chết vì các chiến dịch có mục tiêu là dân thường để giảm sự ủng hộ của quần chúng đối với chính quyền và tàn phá khả năng sản xuất vào việc chiến tranh. Thêm vào đó, nhiều người đã bị hành hình vì lý do quốc tịch, dân tộctín ngưỡng.

Trại tập trung Đức quốc xã (Holocaust)

Bài chi tiết: Holocaust
Xác chết tù nhân trong trại tập trung Bergen Belsen của Đức Quốc xã
Chiến dịch tàn sát tù binh chiến tranh và thường dân điển hình nhất và có tổ chức nhất là các chương trình được vạch ra và thực hiện bởi Đức quốc xã. Ban đầu chỉ nhắm mục tiêu vào người Do Thái tại nước này, cộng thêm một số nhóm người ít người không ưa thích. Chế độ Đức quốc xã bắt đầu thành lập trại để cách ly các nhóm người này, sau đó dùng lao động cưỡng bách và cuối cùng tiêu diệt hàng loạt. Các nhóm người Do Thái, người đồng tính luyến ái và người có khuyết tật là các mục tiêu đầu tiên, nhưng những người đối lập chính trị như những người theo chủ nghĩa xã hội và các nhân vật tôn giáo (kể cả tín đồ Cơ đốc giáo) lên tiếng cũng bị bắt giữ.
Một khi chiến tranh bùng nổ và phần đất Đức xâm chiếm tăng lên, các lãnh thổ mới chiếm này cũng bị tính trong nỗ lực đó. Riêng Ba Lan đã bị ảnh hưởng rất nhiều, với gần toàn bộ dân số Do Thái tại nước này và một số đông người Cơ đốc giáo đã bị tiêu diệt. Hàng chục triệu Người Nga và các người Slav bị chinh phục khác cũng bị giam cầm tại hơn 100 trại tập trung của Đức trên khắp các vùnh lãnh thổ châu Âu bị nước Đức Quốc xã chiếm đóng. Các trại lớn nhất là Dachau, Buchenwald, Ravensbrück, Ausschwitz, Majdanek, Bergen Belsen, Gusen... Số người được giải phóng khỏi các trại này sau chiến tranh chỉ còn vài trăm nghìn.
Tổng số người đã bị giết trong các trại tập trung, trong các chương trình tiêu diệt và trong khi bị chính quyền Đức ngược đãi có lẽ không bao giờ có thể biết chính xác được. Có một số ước đoán cao hơn 10 triệu người, trong đó 5 tới 6 triệu là người Do Thái bị giết trong các chương trình tiêu diệt có mục đích.

Xô Viết

Thi thể của những phụ nữtrẻ em Đức bị sát hại bởi quân đội Xô viết tại Metgethen năm 1945
Đức không phải là nước duy nhất có tổ chức tàn sát dân thường. Liên Xô dưới thời Stalin cũng có những hành động đó.[cần dẫn nguồn] Tù binh Đức bị ngược đãi rất nhiều, trong trận đánh Stalingrad khoảng 260.000 quân tập đoàn quân 6 Đức bị bao vây sau đó 91.000 bị bắt làm tù binh, chỉ còn 6.000 người sống sót để trở về, cũng như thường dân trong các khu vực được tái chiếm từ Đức, một số lớn bị buộc tội làm tay sai. Tại các nơi có nhiều người ủng hộ quân Đức, giá người dân phải trả càng cao.[cần dẫn nguồn]
kể từ khi tiến vào nước Đức (1944-1945), ngoài việc cướp nhà dân và cửa hiệu[6] Hồng quân Liên Xô đã hãm hiếp trên 2 triệu phụ nữ và trẻ em người Đức, từ 8 đến 80 tuổi[7][8][9][10][11]. Tại các tỉnh miền Đông nước Đức và biên giới Phổ có hơn 1,4 triệu phụ nữ bị hãm hiếp; riêng ở Berlin là hơn 100 ngàn, các tỉnh còn lại hơn nửa triệu[12][13]. Rất nhiều nạn nhân trong số này bị từ 10 đến 12 lính Hồng quân hãm hiếp tập thể, và đa số bị hãm hiếp trên 70 lần[14][15]. Mãi đến năm 1948 các người chỉ huy quân đội Liên Xô mới có biện pháp để giảm hành động tội ác này của binh sĩ[16].

Mỹ

Trong trận Okinawa, các nhà sử học Nhật Bản ước tính có trên 10 ngàn phụ nữ Nhật bị lính Mĩ cưỡng hiếp trong chiến dịch kéo dài 3 tháng này.[17] Tờ New York Time thông báo khoảng 2000 dân thường trong 1 làng ở Katsuyama bị lính Mỹ giết và cưỡng hiếp [18]
Mỹ không tàn sát dân thường có hệ thống như Đức-Nhật.[cần dẫn nguồn] Nhưng Mỹ đã để lại một dấu ấn kinh hoàng cho cả thế giới cho tới ngày hôm nay. Đó là vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki lúc chiến tranh gần kết thúc. Theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.
Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất[cần dẫn nguồn]. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.

Nhật

Trong khi Holocaust do Đức gây ra rất có tổ chức và được nhiều người biết đến, số người bị giết có thể sánh được với số thường dân bị lực lượng Nhật tàn sát tại Trung Quốc.[cần dẫn nguồn] Tương tự như cách nhìn của Đức đối với các dân tộc phía Đông nước Đức, người Nhật xem người Trung Quốc là mọi rợ và giới lãnh đạo chẳng những xem các tội ác chiến tranh là lẽ thường mà còn khuyến khích việc đó. Các ước tính số người bị chết do các hành vi này còn rất thiếu chính xác, nhưng có thể cao hơn 10 triệu,một số lượng lớn phụ nữ bị hãm hiếp có thể nhiều hơn các thống kê hiện tại.[cần dẫn nguồn] Một số khu vực dưới sự kiểm soát của Nhật bị nạn đói thảm khốc, như Nạn đói Ất Dậu tại miền Bắc Việt Nam.
Cuộc chiến tranh dã man Không chỉ phe Trục và các chế độ độc tài ngược đãi thường dân trong lúc chiến tranh đang diễn biến. Các công dân của các nước Đồng Minh cũng bị đau khổ trong các trường hợp họ là con cháu của những người từ các nước phe Trục. Điển hình là người Mỹ gốc Nhật đã bị tập trung ở các trại giam giữ trong thời kỳ chiến tranh. Theo nhiều tài liệu thì ở Mỹ lẫn Anh đều xuất hiện nhiều vụ tra tấn tù binh tàn bạo.

Chiến tranh tổng lực

Được bắt đầu bởi Đức để khủng bố và giảm tinh thần quần chúng trong các vùng thành thị để Đức có thể tiến tới nhanh hơn, chiến tranh chiến lược dùng sức mạnh trên không gian để đánh vào các thành phố địch. Các chiến dịch của Đức có hiệu quả hữu hạn vì mẫu các máy bay ném bom không phù hợp vào việc này và lực lượng không quân còn nhỏ.
Gần giữa chiến tranh, quân Đồng Minh bắt đầu dùng chiến thuật ném bom hàng loạt vào tận Đức. Để tránh sự chồng chéo nguy hiểm, có sự phân công: máy bay Anh thả bom ban đêm còn máy bay Mỹ đánh phá ban ngày. Với nhiều máy bay oanh tạc có tải trọng lớn và đủ khả năng bay đường dài, các trận ném bom này đã phá hủy nhiều thành phố Đức. Khi chiến tranh chấm dứt, họ có thể biến các khu vực đô thị thành một quầng lửa, làm tan tành thành phố. Số thường dân bị chết khá cao, tại Đức có khoảng 300.000 người. Riêng trong một trận oanh tạc thành phố Dresden, có vài chục ngàn dân thường Đức thiệt mạng. Việc các chiến dịch này có giúp đem đến chiến thắng mau hơn vẫn còn chưa rõ.
Dân thường tại Nhật Bản còn bị tấn công hơn nữa. Đức có các cơ sở công nghiệp xa nơi dân ở cho nên khu công nghiệp bị tấn công trước khu người ở. Trái lại, người dân Nhật ở đông đúc vào các khu vực thành phố trong các ngôi nhà được xây dựng bằng gỗ (tại Đức nhà cửa phần lớn được xây bằng đá), dễ bị đốt cháy và lan tràn khắp thành phố khi các quả bom được ném xuống. Thêm vào đó, Mỹ cũng sử dụng các máy bay thả bom mới hơn và lớn hơn tại Đức.
Nếu tính đến cuối cùng, cú đánh mạnh nhất là hai cuộc tấn công bằng bom nguyên tử vào hai thành phố HiroshimaNagasaki. Tổng số người Nhật bị thiệt mạng lên đến 400.000 người lúc ban đầu, và thêm nhiều người chết vì di chứng nhiễm phóng xạ trong nhiều năm kế tiếp. Có sự tranh cãi về việc có cần thiết phải thả bom nguyên tử trên đất Nhật hay không. Phía Mỹ vẫn cho rằng việc này đã dẫn đến việc Nhật đầu hàng một cách mau chóng, tránh thương vong cao cho quân Mỹ nếu đánh vào Nhật bằng chiến tranh quy ước (như kinh nghiệm đánh lên hai đảo Iwo JimaOkinawa đã cho thấy). Nhưng có ý kiến phản bác cho rằng lý do chính là Mỹ muốn "dằn mặt" Nga lúc đó có tin đang bắt đầu chế tạo bom nguyên tử.

Kết quả

Hậu quả trực tiếp của chiến tranh này là sự chiến thắng của phía Đồng Minh. Mỗi nước trong phe Trục đều phải đầu hàng vô điều kiện. Đức bị các lực lượng từ Mỹ, Anh, Liên Xô và Pháp chiếm đóng, trong khi Áo bị chia cắt từ Đức và cũng bị chiếm đóng một cách tương tự. Nhật bị quân Mỹ chiếm đóng trong khi Liên Xô chiếm đóng các nước Đông Âu.
Quân MỹLiên Xô gặp nhau tại Torgau bên bờ sông Elbe
Trái với Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi các giới hạn làm suy yếu các nước và các nước thua cuộc bị ngăn chặn việc tái hội nhập cộng đồng quốc tế, các nước thua cuộc đã được cung cấp viện trợ để phục hồi và hội nhập cộng đồng thế giới như các quốc gia hoà bình khác. Vì lẽ đó, Đức và Nhật đã trở thành hai nước quan trọng và có nhiều ảnh hưởng mà không cần phải khiêu chiến.
Sự thất bại của Hội Quốc Liên trong việc ngăn chặn chiến tranh đã dẫn đến việc thành lập Liên Hiệp Quốc, một tổ chức quốc tế mới và có nhiều sửa đổi, cho đến nay vẫn là tổ chức quan trọng nhất trong việc thúc đẩy hoà bình và hợp tác.

Tổn thất nhân mạng

Tại Châu Âu

Thống kê năm 1965 của Liên Hợp Quốc cho biết chỉ riêng số người thiệt mạng do chiến tranh ở Châu Âu đã lên đến 49.257.000 người. Những nước chịu thiệt hại lớn nhất gồm:
  • Liên Xô: 20.000.000 người [cần dẫn nguồn](theo tài liệu của Krivosheev năm 2005, con số này là 27.000.000 người bao gồm 11.000.000 quân nhân và 16.000.000 thường dân) (tài liệu khác ước lượng 13,6 triệu quân Liên Xô thiệt mạng [cần dẫn nguồn]; những nghiên cứu mới nhất của Nga tổng người chết có thể vượt 30 triệu) [19]
  • Đức: 9.700.000 người (theo tài liệu nghiên cứu năm 2000 của tiến sĩ Rüdiger Overmans, con số này là 5.300.000 quân nhân, 3.170.000 thường dân và 1.400.000 người Đức ở các quốc gia khác) [cần dẫn nguồn]
  • Ba Lan: 6.028.000 người (theo tài liệu của Viện IPN - Ba Lan năm 2000, con số này là 5.600.000 đến 5.800.000 người, trong đó có khoảng 3.000.000 người Do Thái) [cần dẫn nguồn]
  • Nam Tư: 1.600.000 người [cần dẫn nguồn]
  • Pháp: 520.000 người [cần dẫn nguồn]
  • Italia: 500.000 người [20]
  • Tiệp Khắc: 364.000 người[cần dẫn nguồn]
  • Hoa Kỳ: 325.000 người [cần dẫn nguồn]
  • Anh: 320.000 người. [cần dẫn nguồn]

Tại Châu Á - Thái Bình Dương

Hậu quả lâu dài

Ngay sau chiến tranh, liên minh Đồng Minh đã bị rạn nứt khi có xung đột về hệ tư tưởng. Mỗi phía đã giành một khu vực khác nhau trong các lãnh thổ phe Trục. Tại châu Âu, mỗi phía liên minh với nhau trong khu vực ảnh hưởng. Về phía Tây, các nước Mỹ, Anh và Pháp đã lập ra Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO). Về phía đông, Liên Xô lập ra liên minh với các nước Đông Âu khác trong Hiệp ước Warszawa. Xung đột giữa hai phái sau này là một trong những hậu quả của cuộc chiến tranh này.
Khắp mọi nơi, các phong trào chống thực dân phát triển mạnh hơn khi chiến tranh kết thúc. Điều này xuất phát từ hệ quả của Thế chiến thứ hai:
  • Những thiệt hại của các cường quốc châu Âu trong cuộc chiến này khiến họ mất đi rất nhiều năng lực quân sự và kinh tế khả dĩ có thể duy trì hệ thống thuộc địa. Trong khi đó các dân tộc thuộc địa đã chống lại một cách sống còn, quyết không nhân nhượng (như trường hợp Algérie).
  • Thời kỳ bị Đức chiếm đóng đã gây nên tác động sâu sắc đến tâm lý các dân tộc châu Âu. Họ biết đến mất mát của chiến tranh và nỗi khổ đau khi phải chịu ách thống trị. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến quyết tâm muốn trở lại cai trị các dân tộc thuộc địa của họ.
  • Các cuộc chiếm đóng của Đức Quốc xã ở Bắc Phi và Nhật Bản ở châu Á đã tàn phá uy tín của Anh, Pháp, Hà Lan đối với hệ thống thuộc địa của họ. Các dân tộc thuộc địa đã nhận thức được rằng những cường quốc cai trị mình vẫn có thể bị đánh bại.
  • Sự trỗi dậy của bá quyền Mỹ và việc mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô cũng tạo nguồn ủng hộ cho phong trào giải phóng thực dân, vì họ muốn hất cẳng tất cả các đế quốc châu Âu để thiết lập các lợi ích của họ trên thế giới, và điều này cũng không khó khăn mấy khi Tây Âu phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ để tái thiết.
  • Phong trào giải phóng dân tộc xảy đến là sự tất yếu. Những điều kiện vào cuối cuộc Thế chiến thật sự là cơ hội lớn cho các nước thuộc địa.
Một vài cuộc xung đột đã trở thành chiến trường cho các cường quốc trong Chiến tranh Lạnh, thậm chí có nhiều cuộc đã xảy ra trước khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu. Hai nước Anh và Pháp đã phải từ bỏ phần lớn các thuộc địa sau chiến tranh. Ấn Độ giành được độc lập từ Anh và Philippines giành độc lập từ Mỹ. Tại Đông Dương và nhiều thuộc địa tại châu Phi, các lực lượng kháng chiến phải chiến đấu mới giành được độc lập.
Một quốc gia quan trọng đã xuất hiện là Israel. Sau cuộc thảm sát Holocaust, dân Do Thái trên thế giới rất khao khát có được một quốc gia riêng. Nhiều người Do Thái đã có kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh là việc quan trọng mà quốc gia này luôn phải đương đầu để được độc lập và tồn tại.

Các nước tham chiến và hậu quả

Tướng Mỹ Douglas McArthur ký nhận đầu hàng vô điều kiện của Nhật
Tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều bị Chiến tranh thế giới thứ hai ảnh hưởng ít nhiều. Phần lớn đã tham chiến theo phía Đồng Minh hay phe Trục, và một số đã theo cả hai. Một số nước được thành lập vì chiến tranh, và một số không tồn tại được.
Một số quốc gia tham chiến quan trọng nhất được liệt kê sau đây:
  • Đức: Cường quốc chính của phe Trục tại châu Âu, chiến tranh bắt đầu khi Đức xâm lược Ba Lan, và chiến tranh chấm dứt tại chiến trường châu Âu sau khi Đức đầu hàng.
  • Pháp: Lực lượng chính của Đồng Minh tại lục địa châu Âu, Pháp đã tuyên chiến với Đức sau việc xâm lược Ba Lan. Pháp không hăng hái trong việc tham chiến và không chống cự nổi lực lượng Đức sau khi bị xâm lược vào năm 1940. Khi chính quyền Pháp đầu hàng nhục nhã, một chính quyền bù nhìn thân Đức được thành lập, nhưng một số thuộc địa của Pháp vẫn trung thành với lực lượng Pháp Tự do vốn đứng về phía Đồng minh.
  • Anh: Trong khi Anh không có khả năng sản xuất như Mỹ hay có nhân lực như Liên Xô, họ vẫn là một thành phần quan trọng trong việc chiến thắng của lực lượng Đồng Minh trên cả hai chiến trường.
  • Ý: Một đồng minh của Đức vào ban đầu, Ý có rất nhiều tham vọng lãnh thổ. Họ chỉ tham chiến sau khi số phận của Pháp đã an bài. Nỗ lực chiếm Hy LạpAi Cập thất bại, thêm vào đó nhiều thất bại hải quân tại vùng Địa Trung Hải đã cho thấy Ý không đủ chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này. Ý không có một quân đội mạnh, trang bị yếu kém, tinh thần bạc nhược ngay cả khi chiến đấu trên lãnh thổ của mình.Sau khi bị quân Đồng Minh xâm chiếm, nước Ý phát xít bị sụp đổ, một chính quyền mới thành lập theo phía Đồng Minh và đánh lại đồng minh Đức của họ.
  • Liên Xô: Đã ký thỏa thuận không xâm lược với Đức và có hành động xâm lược Phần Lan. Tuy nhiên, sau khi Đức thình lình tấn công vào năm 1941, Liên Xô theo phía Đồng Minh. Liên Xô bị nhiều tổn thất trước quân đội Đức, nhưng cuối cùng cũng thay đổi chiều hướng và chiếm đóng Berlin để chiến thắng tại châu Âu. Chính tại mặt trận Xô - Đức, quân đội phe Trục đã phải gánh chịu những tổn thất to lớn nhất: theo số liệu gần đây thì tổng số quân Đức bị chết, bị thương và bị bắt làm tù binh trong chiến tranh thế giới lần thứ hai là gần 14 triệu người, trong đó riêng ở mặt trận Xô - Đức là 10,7 triệu người, chưa kể hơn 1,2 triệu quân Nhật và đồng minh châu Á của Nhật đầu hàng họ trong Chiến dịch Mãn Châu.
  • Nhật Bản: Một trong những cường quốc phe Trục, Nhật Bản có lý do tham chiến riêng. Không đủ tài nguyên, Nhật đã nỗ lực giành tài nguyên từ khu vực tây Thái Bình DươngĐông Á. Nhưng họ không đủ tiềm lực để đánh quân Đồng Minh, và đã bị đẩy lùi, và cuối cùng bị thả bom nguyên tử, khiến chiến tranh kết thúc.
  • Trung Quốc: Không còn nhận dạng là một quốc gia được nữa khi chiến tranh bắt đầu, Trung Quốc đã nhận lãnh đòn chủ nghĩa quân phiệt của Nhật trên một thập kỷ. Cả hai phía Quốc dân đảng, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, và phía Đảng Cộng sản, họ dùng cách đánh du kích đã kháng cự chống Nhật.
  • Hoa Kỳ: Đang phân vân về vấn đề tham chiến, Hoa Kỳ bị cuốn vào chiến tranh khi Nhật tấn công bất ngờ và Đức tuyên chiến. Hoa Kỳ dùng khả năng kinh tế và công nghiệp an toàn để tiếp tế cho tất cả các nước Đồng Minh và đã tạo lực lượng và duy trì nỗ lực tại châu Âu và Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng là nước tham gia trên nhiều mặt trận nhất và viện trợ nhiều nhất cho các nước Đồng Minh.

Tóm tắt

Chim bồ câu trong nòng pháo tại Prokhorovka (Nga, 2008), biểu tượng cho số phận mong manh của sự sống trước hiểm họa chiến tranh
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc xung đột vũ trang lớn nhất lịch sử. Không cuộc xung đột nào trước đó hay sau đó bao gồm số nước tham gia nhiều hơn, ảnh hưởng diện tích đất lớn hơn, hay giết nhiều mạng nguời và phá hoại nhiều hơn. Tuy nhiên, sự lớn lao của cuộc chiến này chỉ là một trong nhiều khía cạnh nổi bật nhất của nó. Một số khía cạnh khác đáng được chú ý là:
  • Ảnh hưởng thế giới lâu dài: Hầu hết các quốc gia đã theo phía này hay phía kia trong chiến tranh. Một số quốc gia theo cả hai phía vào các thời điểm khác nhau. Mọi lục địa có người ở, trừ Nam Mỹ, đều có trận chiến. Ngay cả các nước trung lập cũng bị ảnh hưởng sâu sắc trong chiến tranh và sau chiến tranh.
  • Phát triển kỹ thuật: Trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật, sự tiến triển rất nhanh chóng vì chiến trường có nhu cầu cải tiến kỹ thuật. Diễn tiến này có rất rõ trong trong các lĩnh vực kỹ thuật quân sự, từ máy bay đến xe cộ và máy tính.
  • Bom nguyên tử: Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến một cuộc cạnh tranh giữa một số nước để khai thác năng lượng nguyên tử và phát triển vũ khí hạt nhân. Nước Mỹ thắng cuộc trong cạnh tranh này và đã sử dụng vũ khí nguyên tử lần đầu tiên trên thế giới để tạo ra ưu thế trong việc phân chia thế giới sau chiến tranh.
  • Chiến tranh tổng lực: Chiến tranh này đã diễn ra theo cách thức chiến tranh tổng lực như Thế chiến I (strategic warfare) [21] . Chiến tranh này không những chỉ là để đánh bại quân địch và chia cắt vật chất, mà còn phải tấn công thẳng vào các khu vực người ở và công nghiệp để phá hủy khả năng sản xuất và ý chí của địch.
  • Kháng cự của người dân: Chiến tranh du kích không phải mới, nhưng trong hầu hết những nước bị quân địch (đặc biệt là ĐứcNhật) chiếm giữ, nhiều cuộc nổi dậy kháng chiến đã nổ ra. Mặc dù các phong trào này thường không tự giải phóng được đất nước, họ cũng đã làm quân chiếm đóng phải hao tổn công sức, và lãnh thổ không bao giờ bị chiếm giữ toàn bộ. Việc này đã chứng minh rằng, việc chinh phục và lôi kéo một dân tộc đối nghịch bằng vũ lực là một chuyện không dễ dàng.